Thế nên, Đức có thể thấy thích thú nhưng không có lý do xác đáng để tự hào về sự đổi thế này, còn Nhật Bản có thể buồn nhưng không cần phải quá thất vọng.
Dù vậy, Nhật Bản không thể không tự rút ra những bài học quý báu cho mình. Chính sách tiền tệ, nhu cầu nội địa, năng suất lao động, lực lượng lao động, mức độ già hóa cao trong cơ cấu dân số, cải thiện môi trường kinh tế đối ngoại nói chung và với các đối tác quan trọng nhất trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nói riêng đều là những thách thức lớn đối với kinh tế Nhật Bản.
Sự đổi ngôi thứ nói trên đã gióng lên hồi chuông báo động mới, nhắc nhở chính phủ nước này phải quyết liệt và mau lẹ hơn trong các cải cách về chính trị, xã hội và cơ cấu kinh tế.
Sự thay đổi ngôi thứ giữa các nền kinh tế trên thế giới chỉ là sự so sánh khiên cưỡng về "sức mạnh kinh tế cứng" nhưng lại có thể ảnh hưởng trực tiếp đến "sức mạnh mềm" của quốc gia liên quan. Cách đây không lâu, Ấn Độ được dự báo sẽ vượt Trung Quốc trở thành nền kinh tế số 2 thế giới chỉ trong vòng vài năm tới.
Qua đó có thể thấy vượt Mỹ thành nền kinh tế số 1 thế giới rất khó chứ soán ngôi lẫn nhau giữa các nền kinh tế còn lại thì có thể diễn ra rất nhanh, như giữa Nhật Bản và Đức.