Nhiều năm nay, bà con Bản Giàng, xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh bám rừng, nương rẫy để dành dụm tiền đầu tư cho con cái học hành.

Thế rồi, chúng tôi bắt đầu chú trọng vào việc cho con cháu đến trường học chữ. Trường học cách khá xa, đường đi lại khó khăn để thuận lợi cho việc đi học của các cháu nhiều gia đình đã gửi con đến nhà người thân gần trường cho đi học, cuối tuần đón về”.

Bám chữ để thoát nghèo ảnh 1

Nhà cửa ở Bản Giàng khang trang và kiên cố hơn xưa, đời sống đỡ khó khăn hơn.

Quả ngọt đã đến

Bản Giàng hiện có 9 học sinh theo học tiểu học, 2 trẻ học mầm non đều ở trọ xa nhà để học, những ngày trong tuần, dường như chỉ có thanh niên và người già trong bản sinh sống với nhau.

Ông Sơn kể: “Ở bản muốn nghe tiếng học sinh cười đùa đa phần chỉ có cuối tuần hoặc nghỉ hè. Ngày thường, các cháu rời rừng, xa bản đi học con chữ. Các cháu sống xa nhà tự lập lúc còn rất nhỏ sẽ vất vả, thiệt thòi chúng tôi luôn động viên cố gắng, chăm chỉ học hành để được đi đây đó, tiếp xúc với xã hội. Lên THCS, các cháu sẽ có cơ hội học ở trường nội trú sẽ đỡ khổ hơn.

Bên cạnh đó, chúng tôi yên tâm gửi các cháu đi học xa là nhờ vào sự đồng hành, động viên, quan tâm của bộ đội biên phòng, ngành giáo dục và chính quyền địa phương. Theo đó, nhiều học sinh của Bản Giảng yên tâm bám con chữ và trưởng thành, từ một bản chạy ăn từng bữa, đến có người đậu cao đẳng, đại học và trở về quê hương cống hiến.

Ông Sơn cho biết: “Đến nay, Bản Giàng đã 3 người là bộ đội chuyên nghiệp, 2 người là giáo viên, 1 cán bộ y tế. Chúng tôi tự hào vô cùng. Mỗi khi mà giáo dục các con cháu trong bản, chúng tôi đều đưa những tấm gương của các anh chị đi trước giờ thành đạt ra để giảng dạy.

"Giờ đây, Bản Giàng đã thay da đổi thịt, tôi gửi lời cảm ơn đến những cán bộ chỉ huy và chiến sĩ bộ đội biên phòng đồn Bản Giàng, những người không quản vất vả đánh thay đổi nhận thức, suy nghĩ của người dân, góp phần to lớn trong việc đưa các em vượt rừng tìm chữ, góp phần ổn định cuộc sống của bản làng và mở ra tương lai tốt đẹp hơn cho bà con.

Cảm ơn các thầy cô, họ là người thắp và truyền lửa cho con em ở Bản Giàng, thay đổi nhận thức tư duy của người dân ở bản để có được trái ngọt như hôm nay”, ông Sơn nhắn nhủ.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/bam-chu-de-thoat-ngheo-post621271.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/bam-chu-de-thoat-ngheo-post621271.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bám chữ để thoát nghèo