Bạn đọc Võ Đình Vinh bày tỏ: "BHXH cần công bằng hơn. BHXH thì của nhà nước quản lý chung. Còn người tham BHXHthì chia ra làm hai loại. Loại 1 làm ở cơ quan thuộc công chức nhà nước, loại 2 làm ở ngoài nhà nước. Cách tính hưởng lương hưu hai loại này cũng khác nhau". Đồng quan điểm, bạn đọc Huy Hoàng góp ý: "Theo tôi nên xây dựng quy định tuổi nghỉ hưu cho từng đối tượng khác nhau, công nhân, lao động chân tay tuổi nghỉ hưu từ 50-55 tuổi". Bạn đọc Phan Nghĩa Đại chia sẻ:"Trên diễn đàn báo chí nào cũng thấy nêu cần trở lại tuổi hưu cũ (nam 60,nữ 55) gần cả chục hiệp hội ngành nghề kiến nghị, chưa thấy thống kê được bao nhiêu ngàn lao động đã nghỉ chờ tới tuổi hưu. Vậy mà mãi chẳng tìm ra giải pháp".
Theo bạn đọc Nguyễn Văn Dũng, ngành BHXH nên đặt mình vào người lao động thì mới thấy nổi khổ của họ. Tuổi 45 trở lên thì chân tay yếu hẳn rồi, sao có thể chờ 10-15 năm nữa để nhận lương hưu. Bạn đọc Nguyễn Như chất vấn: Thử hỏi công nhân như chúng tôi làm ca kíp 12 tiếng một ngày, trong điều kiện khói bụi, tiếng ồn lớn, liệu có trụ nổi đến 50 tuổi để cầm sổ hưu. Cơ quan soạn thảo nói giảm năm đóng BHXH tạo điều kiện cho người thăm gia muộn và không liên tục, thử hỏi có doanh nghiệp nào muốn nhận người khi đã có tuổi?.
Theo bạn đọc Lê Văn Sinh, nếu giảm thời gian đóng bhxh thì phải giảm cả tuổi nghỉ hưu. Chẳng hạn đủ 15 năm đóng bhxh và 55 tuổi với nam và 50 tuổi với nữ là được nghỉ hưu, còn ai có sức khỏe thì làm tiếp đóng tiếp thì hưởng thêm. Đó là phương án ưu việu nhất. Theo nhiều bạn đọc, nếu có quy định, có chính sách bảo đảm được việc làm cho người lao động đến 62 tuổi thì hãy quy định tuổi lĩnh lương hưu là 62 tuổi. Còn nếu không có chính sách bảo đảm được công việc thì không nên quy định cứng tuổi nghỉ hưu. Làm việc và nghỉ ngơi là quyền tự do của mỗi cá nhân.
Theo thống kê của BHXH Việt Nam, chỉ tính riêng tháng 4 vừa qua, số tiền chi cho rút BHXH một lần là 105.205 tỉ đồng và lũy kế hết tháng 4-2023 là 369.882 tỉ đồng, tăng 61.791 tỉ đồng (20,06%) so với cùng kỳ 2022.