Các dự án BRI tập trung vào hạ tầng kỹ thuật số.
Đối với cơ sở hạ tầng vật chất, các khoản đầu tư đáng kể nhất của Trung Quốc là vào cảng, đường sắt, Đặc khu kinh tế, hiệp định thương mại và các dự án Con đường tơ lụa y tế—tức là các dự án liên quan đến cải thiện sức khỏe cộng đồng (Bảng 6).
Các dự án đầu tư vào hạ tầng vật lý.
Những khoản đầu tư này có thể có tác động lớn đến các nền kinh tế và xã hội của khu vực Trung Đông và mang lại cho Bắc Kinh nhiều lợi thế.
Đối với các nước Trung Đông, vị trí địa chính trị thuận lợi và sự hội nhập vào các khía cạnh quan trọng của nền kinh tế toàn cầu đóng một vai trò thiết yếu trong khuôn khổ BRI của Trung Quốc.
Do đó, Trung Quốc đã phát triển sự hiện diện thương mại sâu rộng tại các thành phố cảng và khu công nghiệp nối Vịnh Ba Tư với Biển Ả Rập, Biển Đỏ và Địa Trung Hải.
Các nhà quan sát coi sự hiện diện của BRI là một cách để Trung Quốc đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng, mở rộng thương mại và giành được chỗ đứng trong khu vực.
Hơn nữa, Trung Đông là một khu vực chiến lược quan trọng và sự tham gia của Trung Quốc được coi là một cách để tăng cường ảnh hưởng và cổ phần của nước này trong trật tự toàn cầu.
Có thể nói, BRI là một phương tiện để Trung Quốc tăng cường các kênh xuất khẩu hàng hóa, giảm xung đột thương mại, cải thiện khả năng tiếp cận tài nguyên thiên nhiên, xây dựng chuỗi cung ứng và tạo cơ hội cho các công ty Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài cũng như bán hàng hóa và dịch vụ.
Để đạt được mục đích đó, trong mười năm qua, họ đã tích hợp khuôn khổ BRI với các chiến lược phát triển quốc gia của các nước Trung Đông.
Dù hiện nay có nhiều vấn đề xảy ra ở các dự án nhỏ lẻ thuộc BRI nhưng điều chắc chắn là Trung Quốc vẫn là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Trung Đông và có khả năng tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của khu vực trọng yếu của thế giới này.
Bài phân tích đăng trên Tạp chí National Interest của Tiến sĩ Mordechai Chaziza là giảng viên cao cấp tại Khoa Chính trị và Quản trị và Khoa Nghiên cứu Đa ngành về Khoa học Xã hội tại Trường Cao đẳng Học thuật Ashkelon (Israel) và là Nghiên cứu viên tại Khoa Nghiên cứu Châu Á, Đại học Haifa.