Còn giai đoạn 2022 - 2023, dư nợ tín dụng bất động sản chiếm 21% tổng dư nợ của nền kinh tế, trong đó, 1/3 thuộc về dư nợ doanh nghiệp còn phần lớn thuộc về hộ gia đình vay mua nhà. So năm 2011, dư nợ tín dụng không phải quá cao đưa đến ngưỡng khủng hoảng.
Tuy nhiên, giai đoạn năm 2022 - 2023 lại chứng kiến thị trường chịu tác động mạnh của trái phiếu doanh nghiệp, khi trái phiếu bất động sản chiếm 33% tổng dư nợ trái phiếu. Năm 2021, phát hành trái phiếu mạnh nhất với khoảng 214.000 tỷ là do doanh nghiệp bất động sản. Sang năm 2022, dù giảm đi nhưng những doanh nghiệp đã phát hành được của năm 2021 đến năm 2022, 2023 lại phải đáo hạn. Đây là sức ép lớn. giữa bối cảnh đó, ngân hàng cũng không tăng thêm room tín dụng cho doanh nghiệp bất động sản khiến tình hình tài chính càng khó khăn.
Thứ hai là sự khác biệt về nguồn cung. Nguồn cung năm 2011 dư thừa, năm 2022 - 2023 lại đan khan hiếm, số dự án được cấp phép, triển khai hoặc hoàn thành để đưa vào đều giảm.
Thứ ba là về pháp lý. Cụ thể, những quy định chồng chéo của pháp luật khiến không ít dự án đang triển khai nhưng khi rà soát lại liền bị dừng. Vì vậy dẫn đến hàng loạt dự án bất động sản không thể đưa vào thị trường.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam (VNREA) cho biết, thị trường bất động sản hiện nay đang nhiều khó khăn, thách thức nhưng không có nghĩa là đang khủng hoảng như giai đoạn 10 năm trước.
“ Năm 2012, nguồn hàng bị dư thừa trầm trọng nên được gọi là khủng hoảng thừa, còn hiện nay thị trường không hề thừa nguồn hàng, thậm chí là khan hiếm. Vì vậy, giai đoạn này chỉ được xem là giai đoạn suy giảm của thị trường bất động sản, cần một thời gian ngắn sau là có thể vực dậy ”, ông Đính nhận định.