Một người tham gia tổ chức phong trào vận động ký thư ngỏ cho biết, việc Tổng thống Biden từ chối thúc giục ông Netanyahu ngừng bắn lâu dài khiến một số nhân viên liên bang cảm thấy “bị sa thải, theo một cách nào đó”.
Bức thư kêu gọi Mỹ thúc đẩy lệnh ngừng bắn và thả các con tin mà Hamas và các nhóm Palestine khác bắt giữ.
Theo một số quan chức nghỉ hưu và đương nhiệm, việc nhân viên liên bang thể hiện thái độ phản đối công khai như vậy là điều bất thường. Nó khiến một số người lo lắng, vì điều này có thể trở thành mối đe dọa tiềm tàng đối với chức năng của chính phủ và sự gắn kết giữa các cơ quan.
Bộ Ngoại giao Mỹ có truyền thống cho phép thể hiện quan điểm bất đồng với chính sách của Mỹ. Điều này bắt đầu từ năm 1970, khi các nhà ngoại giao Mỹ chống lại yêu cầu của Tổng thống Richard Nixon về việc phải sa thải các quan chức và nhân viên ngoại giao đã ký một lá thư nội bộ phản đối việc Mỹ ném bom rải thảm ở Campuchia.
Cách này cũng được sử dụng dưới thời các chính quyền George W. Bush, Obama, và Trump. Tuy nhiên, đó đều là những lá thư nội bộ, không được công khai.
Một số thể hiện bất đồng chính kiến đã được chuyển qua các kênh chính thức tới Ngoại trưởng Antony Blinken. Josh Paul, một quan chức có thâm niên 11 năm trong Bộ Ngoại giao, nghỉ việc từ cuối tháng trước để phản đối việc chính quyền vội vàng cung cấp vũ khí cho Israel.
Tuần trước, ông Blinken gửi một email nội bộ đến toàn bộ nhân viên để nói về cách chính quyền xử lý cuộc khủng hoảng Dải Gaza. “Chúng tôi đang lắng nghe những gì các bạn chia sẻ cung cấp thông tin về chính sách và thông điệp của chúng tôi”, ông viết.
Bức thư ngỏ của nhiều cơ quan và một bức thư khác được hơn 1.000 nhân viên của USAID đã được công bố nhưng không nêu tên của những người ủng hộ, trong đó kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức.