Cách thực hiện: Dùng khoảng 6 - 8 lá tươi, hơ qua lửa để lá héo lại, hãm với nước sôi, uống hằng ngày như uống trà.
Hỗ trợ tiêu hoá
Lá vối có công dụng hỗ trợ tiêu hóa, nước lá vối giúp kích thích dạ dày tiết nhiều dịch tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn tốt hơn, ngăn ngừa đầy bụng và khó tiêu.
Hỗ trợ trị đau bụng: Chuẩn bị 3 lá vối tươi, 8g vỏ ổi, 10g tiêu, núm quả chuối. Thái nhỏ phơi khô nguyên liệu. Sắc với 400ml nước sôi đến khi còn khoảng 100ml. Uống 2 lần/ngày, uống liên tục 2 - 3 ngày.
Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Trong nụ vối có chứa thành phần flavonoid hiệu quả trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Uống nước nụ vối giúp kiểm soát đường huyết và bảo vệ tổn thương tế bào beta tuyến tụy.Cách thực hiện: Chuẩn bị 20g lá vối khô. Sắc lấy nước. Uống 3 lần/ngày.
Giảm mỡ máu: Hoạt chất tanin và các vitamin trong nước nụ vối sẽ giúp cho gan được giải độc hiệu quả. Từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ. Cách thực hiện: Chuẩn bị 15 – 20g nụ vối. Hãm với nước. Uống 3 lần/ngày.
Điều trị bỏng: Vỏ cây vối có tác dụng hỗ trợ điều trị bỏng, sẽ giúp giảm đau, hết phồng, giảm tiết dịch và chống nhiễm khuẩn.
Cách thực hiện: Cạo bỏ vỏ thô của vỏ cây vối, giã nát rồi hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước và thoa lên vùng da bị bỏng.
Lưu ý khi sử dụng nước vối
Không uống nước vối khi đang đói
Uống nước vối khi đang đói sẽ làm nhu động ruột hoạt động nhiều, gây cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, chóng mặt, mất năng lượng. Đây cũng là biểu hiện của tụt huyết áp do đói.
Không nên uống quá nhiều nước lá vối đặc
Uống nước lá vối đặc nhiều không tốt cho hệ bài tiết. Các chuyên gia khuyên rằng, bạn không uống nước lá vối quá nhiều sau khi ăn vì có thể gây cản trở hấp thu dưỡng chất. Tuy nhiên, nếu pha loãng uống thì không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Không uống ngay sau khi ăn
Uống nước là vối vào thời gian này sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn tự nhiên.