Việc phát hiện "cấu trúc mới, dường như chỉ ra hướng của hố đen" là một điều bất ngờ, Giáo sư Yusef-Zadeh thuộc Cao đẳng Nghệ thuật và Khoa học Weinberg của Đại học Northwestern cho hay.
Những phát hiện liên quan đến hố đen nằm cách Trái Đất 26.000 năm sáng "thực sự thú vị" và "cho thấy vũ trụ đẹp đến thế nào", Erika Hamden, Phó Giáo sư thiên văn học tại Đại học Arizona, người không tham gia vào nghiên cứu cho hay.
Sagittarius A* là hố đen siêu nặng gần nhất với chúng ta nhưng nó khá yên tĩnh và vì thế có phần khó nghiên cứu. Nhưng công việc này đã “mang đến bằng chứng cho thấy gần đây nó đang phát ra khá nhiều năng lượng vào không gian", nhà nghiên cứu Hamden nói.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra cấu trúc trên bằng cách phân tích các hình ảnh từ kính thiên văn MeerKAT của Đài Quan sát Thiên văn Vô tuyến Nam Phi, với 64 đĩa vệ tinh cao gần 20 mét và kết nối với nhau trong một khu vực thưa dân trải dài 8km.
Các nhà nghiên cứu cho rằng việc nghiên cứu sâu hơn về những sợi phát sáng mới được phát hiện sẽ giúp họ hiểu hơn về vòng quay của hố đen cũng như hướng của đĩa bồi tụ, Giáo sư Yusef-Zadeh nói.
Đĩa bồi tụ của một hố đen là cấu trúc mỏng, nóng và là kết quả từ vật chất của ngôi sao gần đó bị kéo vào vòng tròn quanh hố đen./.