Song thực tế, cô vẫn ăn chơi, buông thả. Trong suốt 25 năm dọn về sống cùng mẹ, Hùng Lý chưa bao giờ phải ra ngoài làm việc, chỉ ở nhà nghịch điện thoại hay đến các tụ điểm ăn chơi.
Hàng ngày bà cụ ngoài 90 tuổi vẫn phải dậy sớm để mua thức ăn cho con gái U60, thậm chí mang đồ ăn sáng vào phòng khi trời lạnh. Ăn xong bà lại phải rửa bát, giặt quần áo, làm việc nhà.
Vào năm 2019, người mẹ bị ngã phải đi cấp cứu. Lúc đó, bệnh viện yêu cầu gia đình phải nộp tiền điều trị. Không có đồng nào trong túi, Lý Hùng gọi điện cho anh chị. Khi đó, mọi người trong nhà mới ngã ngửa vì biết mẹ mình không có chút tiền tiết kiệm nào. Mọi khoản tiền đều đã bị con gái út tiêu hết.
Sau cùng, 5 anh chị vẫn quyết định chi trả tiền viện phí cho mẹ với yêu cầu Lý Hùng không được “ăn bám” mẹ. Cho đến lúc này, người phụ nữ U60 mới chịu ra ngoài làm việc. Song do không có kinh nghiệm và kỹ năng, cô vẫn rơi vào cảnh thất nghiệp.
Sau khi câu chuyện của Hùng Lý được chia sẻ trên truyền thông, nhiều người cho rằng lỗi thuộc về cả 2 mẹ con. Những “em bé khổng lồ” như Hùng Lý không phải là trường hợp hiếm gặp trong cuộc sống ngày nay. Đó là sản phẩm của sự nuông chiều quá mức. Điều này không chỉ gây rắc rối cho chính cha mẹ mà ảnh hưởng đến tương lai của con trẻ.
Vậy nên việc rèn luyện cho trẻ tính cách độc lập, tự chăm sóc bản thân và quan tâm đến người khác là điều cần thiết. Dưới đây là những cách tiếp cận nhằm khuyến khích tính cách độc lập của trẻ:
Maurice J.Elias, giáo sư tâm lý học tại Đại học Rutgers (Mỹ) cho rằng: ''Con người vốn không phải là cá thể độc lập cả về sinh học và xã hội. Sự gắn bó con người với con người trong các tổ chức gia đình, trường học, công sở, tôn giáo - tạo nên ý nghĩa và mục đích sống của chúng ta''.
Định hình một kỹ năng mới giúp trẻ nhận thức được vai trò lớn hơn của mình trong gia đình và cộng đồng. Cha mẹ có thể cho trẻ tương tác với người khác trong siêu thị như giúp mở cửa cho người đứng sau hoặc nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ... Những kỹ năng đó không chỉ là phép lịch sự mà còn là cơ sở xây dựng mối quan hệ cân bằng trong tương lai.
Đối với những đứa trẻ tự ti, cha mẹ không nên quá nóng vội, hãy chậm rãi, tôn trọng trạng thái cảm xúc và khả năng thực hành của trẻ. Hãy để trẻ làm việc gì mà chúng sẽ thành công, hơn là ép chúng thực hiện một thử thách khó khăn.
Với trẻ nhỏ, Karen VanAusdal, Giám đốc cao cấp của Tổ chức hợp tác về học tập, xã hội và cảm xúc có trụ sở tại Chicago (Mỹ) gợi ý, bạn có thể bắt đầu với những điều cơ bản như yêu cầu chúng tự đưa ra lựa chọn đơn giản, tự quyết định đôi giày muốn đi, chọn một món quà dành tặng người bạn thân. Việc đưa ra ra những quyết định nhỏ sẽ giúp chúng cảm thấy tự tin hơn khi đảm nhận những quyết định quan trọng hơn. Bên cạnh đó, kết hợp trách nhiệm với một đặc ân sẽ giúp trẻ cảm thấy hài lòng về sự thay đổi.
Cha mẹ nên cho trẻ có cơ hội tự do và tự đưa ra lựa chọn. Khi có thể tự lựa chọn, trẻ sẽ có nhiều cơ hội để trải qua những hậu quả, từ đó tự học được những kinh nghiệm. Việc tự lựa chọn cũng là cách để trẻ cảm thấy được tôn trọng sở thích, mong muốn cũng như nhu cầu của bản thân.