“Nhà tài trợ cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ cho toàn bộ học sinh 12 ở nội trú đến khi kết thúc ngày thi cuối cùng. Mỗi ngày bao gồm 4 bữa (sáng, trưa, tối, đêm), với kinh phí khoảng từ 70 - 80.000 đồng/ngày. Mức hỗ trợ này cao hơn so với chế độ trong năm học của các em. Vì thế chất lượng bữa ăn cũng đảm bảo hơn”, cô Mai cho hay.
Còn theo cô giáo Nguyễn Thị Tuế, quản lý khu nội trú cho biết: Ban đầu, bếp ăn chỉ phục vụ 61 học sinh lớp 12 ở nội trú. Nhưng chỉ sau 3 ngày có hoạt động phục vụ bữa ăn miễn phí đã có thêm nhiều em xin đăng ký vào nội trú. Cho đến nay, mỗi bữa bếp ăn phục vụ 81 suất cơm miễn phí.
“Ở tập trung thì việc ôn luyện của các em đảm bảo hơn. Nhà trường cũng dễ quản lý. Tuy nhiên, kéo theo đó là kinh phí và công tác phục vụ bữa ăn cho các em cũng gia tăng. Nhà trường rất may mắn khi nhà tài trợ vẫn cam kết sẽ tiếp tục duy trì hỗ trợ toàn bộ học sinh về ở nội trú cho đến khi thi xong”, cô Tuế tâm sự.
Cô Lê Thị Thu Hà, Phó Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Ngoài khoản hỗ trợ chính từ nhóm Nuôi em của bạn Nguyễn Hoài thì với ý nghĩa của hoạt động này, nhiều phụ huynh, giáo viên cũng tham gia đóng góp thêm rau, củ, thịt, cá… Sự đồng hành đó đã giúp học sinh nhà trường có bữa cơm tươm tất, ngon miệng hơn sau những giờ học mệt nhọc. Đây là việc làm vừa thể hiện sự san sẻ, gánh vác cùng nhà trường. Song đồng thời là động lực rất lớn để học sinh yên tâm tập trung ôn thi và đạt kết quả tốt”.
Một số hình ảnh phóng viên ghi nhận tại Bếp ăn '0 đồng' Trường THPT Phan Đình Giót (Điện Biên).
Cô Nguyễn Thị Mai tiếp nhận rau xanh do giáo viên nhà trường đóng góp. |
Bếp '0 đồng' luôn tất bật từ 7 giờ sáng đến đêm. |
Các tình nguyện viên sẽ phân chia nhiệm vụ rõ ràng cho từng người. |
Mỗi buổi nấu ăn sẽ có sự tham gia của 3 - 5 học sinh khối 10, 11 của trường. |
Thực đơn được thay đổi mỗi ngày và đảm bảo đủ dinh dưỡng. |
Thức ăn sau khi chế biến xong sẽ được chia theo suất và bảo quản trong tủ chờ học sinh đến nhận để đảm bảo vệ sinh. |
Học sinh sau khi kết thúc giờ ôn sẽ tham gia công tác chuẩn bị bữa ăn. |
Sau tiếng còi của cô giáo Nguyễn Thị Tuế, học sinh xếp thành 2 hàng chờ đến nhận phần cơm của mình. |
Mỗi suất cơm đều được ghi tên, mỗi học sinh lựa chọn đúng tên để nhận cơm. |
Học sinh phấn khởi nhận phần cơm của mình. |
Khu vực ăn được bố trí đảm bảo mát mẻ, thông thoáng, giúp học sinh thoải mái, ngon miệng hơn. |