Do đó, những chấn thương ở vùng nhạy cảm này cần được giám sát và theo dõi chặt chẽ, chỉ định mổ sớm nhất có thể để bảo tồn được chức năng của tinh hoàn lành.
PGS Quang cho biết tất cả những môn thể thao mang tính chất đối kháng như: Judo, Taekwondo, Karate, đấu kiếm, đá bóng… người chơi cần đeo đồ bảo hộ bằng kim loại để tránh những thương tổn đáng tiếc.
"Với bệnh nhân này trước đó có đeo đồ bảo hộ bằng nhựa cứng khi chơi thể thao nhưng do chất lượng không đảm bảo dẫn đến vỡ nát tinh hoàn"- PGS Quang nói.
Các bác sĩ khuyến cáo nhà trường, các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh cần chú ý bảo vệ con em mình khi chơi thể thao, có phương pháp bảo vệ và ngăn ngừa, hạn chế tối đa các chấn thương xảy đến tại vùng nhạy cảm này. Khi bị chấn thương hoặc có các dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đến ngay cơ sở chuyên khoa uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.