Bị dị ứng nên làm gì để sớm lấy lại cảm giác thoải mái?

20/04/2023, 08:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nhiều người bị dị ứng ngứa khắp người nhưng không biết phải làm sao. Hiện nay, tình trạng dị ứng thức ăn, thuốc, thời tiết, mỹ phẩm,… kèm những vết mẩn đỏ trên da ngày càng phổ biến. Không chỉ ngứa ngáy khó chịu mà một số trường hợp nặng còn có biểu hiện sốc phản vệ đe dọa đến tính mạng. Vậy khi bị dị ứng da như vậy, chúng ta cần làm gì?

3 việc bạn nên làm để chống dị ứng

Dị ứng được hiểu là một phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch với một chất lạ như thức ăn (các loại hải sản, hạt, sữa, phô mai,...), thuốc (thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, vaccine...), thời tiết, nấm mốc, bụi bẩn, mỹ phẩm, chất bảo quản, hương liệu,... Khi gặp tình trạng này, chuyên gia Da liễu sẽ khuyên bạn nên áp dụng ngay các biện pháp sau:

Tránh tiếp xúc với tác nhân dị ứng

Việc quan trọng khi bị dị ứng là bạn phải xác định được tác nhân gây bệnh và tránh càng xa càng tốt. Điều này không chỉ giúp cải thiện bệnh nhanh mà còn giúp phòng ngừa tái phát hiệu quả. Phương pháp được đưa ra tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Bị dị ứng nên làm gì để sớm lấy lại cảm giác thoải mái? - 1Cần xác định và tránh các tác nhân gây dị ứng

- Với trường hợp nhẹ, bị dị ứng chỉ thấy ngứa, phát ban, nổi mề đay, chảy nước mũi,… thì việc ngừng tiếp xúc với các dị nguyên có thể giúp bệnh tự hồi phục. Nếu các triệu chứng vẫn kéo dài và gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh thì cần sử dụng đến thuốc điều trị.

- Trong trường hợp dị ứng có dấu hiệu của sốc phản vệ như: Buồn nôn, hoặc nôn, phù Quincke, khó thở, hôn mê, co giật, da tím tái,… khi đó cần nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện để được cấp cứu đúng cách.

Sử dụng thuốc chống dị ứng

Một số các loại thuốc chống dị ứng điển hình thường được sử dụng bao gồm:

- Thuốc kháng histamin: Đây là những thuốc phổ biến nhất trong điều trị dị ứng nhờ tác dụng ngăn ngừa hoạt động của histamin (chất hóa học được sản sinh ra khi cơ thể có phản ứng quá mẫn), giúp giảm nhanh các triệu chứng: Sổ mũi, ngạt mũi, nổi mề đay, ngứa ngáy,...

- Thuốc chống viêm chứa steroid: Trong đó dạng bôi và xịt có tác dụng tại chỗ giúp giảm nghẹt mũi, sổ mũi, giảm ngứa ngáy, mẩn đỏ,...

Các thuốc này hiệu quả nhanh tuy nhiên không có tác dụng phòng chống dị ứng tái phát. Hơn nữa, việc sử dụng thuốc cũng cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ khi dùng lâu dài.

Kết hợp uống sản phẩm từ thảo dược

Để cải thiện các triệu chứng của dị ứng mề đay và phòng bệnh tái phát hiệu quả hơn các chuyên gia đã nghiên cứu và có sự kết hợp độc đáo 3 thành phần là Cao nhàu, Cao gan và L – carnitine fumarate. Sự kết hợp này đã mang lại hiệu quả tối ưu trong quá trình hỗ trợ điều trị dị ứng theo nguyên lý “3 tăng”, cụ thể:

Bị dị ứng nên làm gì để sớm lấy lại cảm giác thoải mái? - 2

Cao nhàu, Cao gan và L – carnitine fumarate giúp cải thiện dị ứng theo nguyên lý “3 tăng”

- Cao gan: Giúp tăng cường chức năng gan, “nuôi” máu đến tế bào gan, tăng khả năng giải độc, bổ máu, loại bỏ những chất độc hại, giảm bớt nguy cơ ứ đọng và tích tụ chất có hại cho cơ thể.

- Cao nhàu: Giúp tăng cường chức năng thận, hỗ trợ quá trình lọc máu, giúp thận đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.

- L – Carnitine fumarate: Giúp tăng cường năng lượng tế bào, giúp bảo vệ tế bào, nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng.

Phụ Bì Khang chứa 3 thành phần Cao nhàu, Cao gan và L – carnitine fumarate, chính vì vậy mà sản phẩm giúp:

- Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng.

- Hỗ trợ giảm triệu chứng mề đay, mẩn ngứa, dị ứng mạn tính và cấp tính.

Bị dị ứng nên làm gì để sớm lấy lại cảm giác thoải mái? - 3Viên nén Phụ Bì Khang hỗ trợ giảm triệu chứng dị ứng

Biện pháp phòng ngừa dị ứng tái phát

Dị ứng là tình trạng rất dễ tái phát do tình trạng phản ứng chéo hoặc không xác định được tác nhân gây ra dị ứng. Do vậy người bệnh cần lưu ý những cách dưới đây để phòng tránh hiệu quả nhất:

Phòng ngừa dị ứng thuốc

Một số lưu ý trong phòng tránh xảy ra dị ứng thuốc:

- Dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là những thuốc cần kê đơn.

- Không sử dụng các loại thuốc không có hoặc bị mất nhãn mác, chuyển màu. Đặc biệt cần lưu ý quan sát xem thuốc có xuất hiện vật thể lạ hoặc bị biến chất không.

- Nếu sau khi dùng thuốc có các dấu hiệu như: Sốt, mệt mỏi, mẩn ngứa trên da, choáng váng, chóng mặt, buồn nôn,… cần đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

Bị dị ứng nên làm gì để sớm lấy lại cảm giác thoải mái? - 4

Dị ứng với thuốc rất dễ rơi vào tình trạng nguy hiểm

Phòng tránh bị dị ứng thức ăn

Theo nhiều thống kê, dị ứng thức ăn là tình trạng gặp nhiều nhất. Các triệu chứng có thể xuất hiện từ nhẹ đến nặng tùy mỗi người. Do vậy, để phòng ngừa hiệu quả dị ứng thức ăn, bạn cần lưu ý một số điều sau:

- Loại bỏ thực phẩm gây dị ứng hoặc có nguy cơ khỏi chế độ ăn của bạn. Đây là phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả nhất trong các trường hợp dị ứng thức ăn.

- Đối với người bệnh từng có tiền sử xuất hiện dị ứng nghiêm trọng, cần chú ý luôn mang theo thuốc.

Hy vọng, những thông tin chia sẻ ở trên đã giải đáp được băn khoăn của bạn về câu hỏi “bị dị ứng nên làm gì”. Hy vọng bạn có thể dễ dàng áp dụng và đừng quên dùng thêm sản phẩm Phụ Bì Khang hỗ trợ giảm triệu chứng mề đay mẩn ngứa, dị ứng nhé!

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

* Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bị dị ứng nên làm gì để sớm lấy lại cảm giác thoải mái?