Bí quyết dạy trẻ ngoan không cần đòn roi

Phạm Hoa - Việt Anh | 16/11/2023, 09:15
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Nhiều bậc phụ huynh lựa chọn cách dạy con nghe lời bằng cách la mắng, thậm chí dùng roi vọt khi trẻ bướng bỉnh, không nghe lời. Tuy nhiên, cách làm này chỉ khiến bé sợ và càng lì đòn hơn. Vậy, cần dạy con như thế nào để trẻ nghe lời?

Luôn là một tấm gương tốt

Từ xưa tới nay, cách tốt nhất để nuôi dạy nhân cách của trẻ chính là tự ba mẹ cần là một tấm gương cư xử đúng mực. Vẫn có câu ""làm hay hơn nói hay", vì vậy nếu bố mẹ chỉ nói lý thuyết suông nhưng lại không cư xử đúng như vẫn dạy con mình thì sẽ rất khó để cho con trẻ học theo.

Hơn nữa, trẻ nhỏ luôn có xu hướng học theo những điều chúng quan sát ở xung quanh, chính vì vậy cách cư xử của bố mẹ sẽ góp phần lớn vào việc định hướng hành vi của con trẻ.

Dạy trẻ từ nhỏ

Sẽ không bao giờ là quá sớm để giáo dục một đứa trẻ cư xử ngoan ngoãn. Ở mỗi độ tuổi, bố mẹ sẽ cần có một phương pháp dạy trẻ riêng hiệu quả. Theo các chuyên gia, nền móng tính cách và lối cư xử của một đứa trẻ thường được hình thành trước 5 tuổi.

Chính vì vậy, các ông bố bà mẹ nên nghiêm túc đặt ra mục tiêu giáo dục con cư xử ngoan ngay từ khi còn tấm bé.

day-con-khong-can-don-roi.png
Phương pháp dạy con không đòn roi sẽ xây dựng một mối quan hệ tích cực giữa bố mẹ và bé

Cho trẻ mắc sai lầm

Hãy cho con trẻ cơ hội để tự đưa ra và thực hiện quyết định của mình. Bởi nếu bố mẹ luôn quyết định thay cho trẻ việc nào là tốt, việc nào là không được làm thì sớm muộn cũng khiến bé bị phụ thuộc và có thói quen ỷ lại. Đôi khi việc mắc sai lầm lại là cách rất tốt để dạy bé một bài học lớn. Tuy nhiên bố mẹ hãy luôn quan sát bé để chắc chắn bé không cư xử quá tiêu cực.

Khen thưởng đúng lúc

Khi làm việc tốt mọi người đều xứng đáng được khen thưởng, trẻ con cũng vậy. Phần thưởng của bố mẹ khi bé cư xử ngoan ngoãn hay đã sửa được thói quen xấu chắc chắn sẽ tạo động lực để bé duy trì lối cư xử đúng đắn này.

Phần thưởng ở đây không nên quá thiên về vật chất mà có thể chỉ là lời khen, một cử chỉ quan tâm hay khích lệ.

Ngoài ra, bố mẹ cũng cần chọn đúng thời điểm để khen ngợi bé, tốt nhất là ngay sau khi quan sát thấy biểu hiện tích cực của bé.

Tuy nhiên, bố mẹ cũng phải liên tục đánh giá ‘động cơ’ khiến con trẻ cư xử ngoan ngoãn để chắc chắn rằng chúng không chỉ như vậy bởi vì những món quà nhận được.

day-tre-khong-can-don-roi.png
Hãy giải thích  rõ cho trẻ  sai ở đâu khi trẻ mắc lỗi quá nhiều lần

Khuyến khích thường xuyên

Trẻ nhỏ ham chơi thường mau quên, chính vì vậy việc thường xuyên khuyến khích nhắc nhở bé sẽ giúp bé cảm nhận được sự quan tâm và tin tưởng từ bố mẹ với hành động của mình, từ đó sẽ cố gắng cư xử tốt hơn. Luôn ủng hộ khuyến khích con trẻ cũng chính là một cách tạo động lực cho bé cư xử lễ phép.

Kiên nhẫn lắng nghe bé

Khi cha mẹ đối diện với phản ứng không nghe lời của trẻ, thông thường sẽ lớn tiếng mắng nhiếc. Nhưng như vậy căn bản không giải quyết được vấn đề.

Quản giáo trẻ, quan trọng là cần tìm ra nguyên nhân sai phạm của trẻ, đi từ căn nguyên nguồn cội để giải quyết vấn đề. Lúc này cha mẹ trước tiên nên bình tĩnh và kiên nhẫn, hỏi xem nguyên nhân khiến trẻ sai phạm là gì.

Sau đó, nghĩ biện pháp để giúp đỡ trẻ giải quyết vấn đề, biết đâu sẽ phát hiện ra hành vi của trẻ kỳ thực về tình là có thể lượng thứ, hơn nữa bản thân cũng loại bỏ được rất nhiều cảm xúc tiêu cực.

phuong-phap-day-con-khong-can-roi.png
Dạy con không cần đòn roi là phương pháp dạy con hiện đại

Hãy để trẻ tự trải nghiệm hậu quả

Nếu trẻ luôn không thể lắng nghe người lớn, bạn có gào thét thế nào thì cũng vô ích. Lúc này, cha mẹ cũng có thể để trẻ cảm thụ mùi vị của việc tự mình nhận lấy hậu quả. Thông qua trải nghiệm thiết thực của bản thân, trẻ có thể hiểu sâu sắc được những điều cha mẹ dạy trẻ chính xác và quan trọng như thế nào.

Dành cho trẻ một lựa chọn khác

Khi trẻ phạm lỗi, bạn không nên chỉ la mắng trẻ, hoặc thuyết giáo đạo lý quá xa vời, mà là cần dành cho trẻ một lựa chọn thiết thực khác. Nói cách khác, đừng chỉ nói “không thể”, hãy cho trẻ một định hướng rõ ràng, chỉ ra cho trẻ một con đường có thể đi.

Đại não giống như thảo nguyên rộng lớn, trẻ muốn đi đến địa điểm B, nhưng bạn không muốn trẻ sẽ lại đi từ địa điểm A như trước, vậy trước tiên bạn hãy dắt tay trẻ chỉ ra một con đường khác cũng có thể đến đường B. Sau một thời gian, cỏ cây trên đường bị dẫm đạp san bằng, và con đường mới được hình thành.

Cha mẹ nếu muốn trẻ trở nên ngoan ngoãn và có thể tự lập, thì không nên tước đoạt cơ hội thực hành của trẻ.

Để trẻ tự xử lý chuyện của mình, và tự trải nghiệm việc gánh chịu trách nhiệm như vậy cha mẹ chính là đang dưỡng cho trẻ năng lực độc lập giải quyết vấn đề. Thay vì la mắng, cha mẹ hãy nắm lấy tay trẻ, nhẹ nhàng hướng dẫn, chỉ cho trẻ một con đường có thể bước đi.

Bài liên quan
Con trai MC Thảo Vân mới vào đại học đã làm 1 việc khiến mẹ "rất nhớ", người hâm mộ thì tấm tắc khen: Mẹ dạy con quá khéo
Nhiều người hâm mộ bày tỏ sự thông cảm với tâm trạng của người mẹ nổi tiếng. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng khen nữ MC dạy con quá khéo.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bí quyết dạy trẻ ngoan không cần đòn roi