Tôi đã đi đến nhiều vùng dân tộc thiểu số của các tỉnh,thành phố để giao lưu, tìm hiểu các làn điệu dân ca và nỗ lực bảo tồn làn điệu Sình ca của dân tộc Cao Lan. Con, cháu tôi cũng nỗ lực học tập để lao động, sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống”.
Nhờ các hoạt động phong phú, nhận thức về công tác khuyến học, khuyến tài của nhân dân trong xã có nhiều chuyển biến tích cực, ý thức tham gia học tập, học tập suốt đời được nâng lên, đời sống kinh tế, xã hội được cải thiện.
Đến nay, Quang Yên có hơn 1.700 hội viên khuyến học,chiếm 18% dân số toàn xã, hơn 1.250 gia đình tham gia đóng góp quỹ khuyến học, đạt 73%; chất lượng giáo dục đứng top 5 của huyện; hơn 90% gia đình có kết nối Internet phục vụ việc học tập...
Vĩnh Phúc có trên 1 triệu dân với 41 dân tộc anh em sinh sống, trong đó trên 55.000 người là đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện, 13 dân tộc thiểu số sinh sống thành thôn, cộng đồng; 7 dân tộc thiểu số có dân số trên 700 người; các thành phần dân tộc khác đều dưới 100 người. Đồng bào dân tộc thiểu số Vĩnh Phúc phân bố rải rác ở một số xã, huyện miền núi trong tỉnh như dân tộc Sán Dìu thuộc 2 huyện Tam Đảo và Bình Xuyên; dân tộc Dao ở xã Lãng Công, huyện Sông Lô; dân tộc Cao Lan ở xã Quang Yên, huyện Sông Lô...
Thời gian qua, phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Vĩnh Phúc có nhiều bước phát triển,nhận được sự quan tâm của toàn xã hội, trong đó tổ chức Hội Khuyến học các cấp cơ bản phủ kín thôn, tổ dân phố, dòng họ, cơ quan, đơn vị, khẳng định vai trò nòng cốt về công tác khuyến học, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cho vùng dân tộc thiểu số.
Nhân dân, nhất là bà con ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã quan tâm nhiều hơn đến việc học tập của con,cháu và việc học tập, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo vệ môi trường. Việc xây dựng các mô hình gia đình hiếu học có nhiều đổi mới với việc gắn kết ba môi trường giáo dục (gia đình, nhà trường và xã hội) góp phần nâng cao tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học đến trường, tỷ lệ học sinh chuyên cần, hạn chế việc học sinh bỏ học, nâng cao chất lượng giáo dục.
Vừa qua, UBND tỉnh Vĩnh Phúc có Quyết định số 946 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022 ‐ 2025 (Chương trình Mục tiêu quốc gia) nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, thu hẹp khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với bình quân chung của tỉnh.
Trong đó, có đặt ra nhiệm vụ phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số. Cụ thể, tỷ lệ học sinh mẫu giáo 5 tuổi đến trường đạt 100%; tỷ lệ học sinh tiểu học và trung học cơ sở ra trường đạt trên 95%; tỷ lệ học sinh được đào tạo trình độ trung học phổ thông và tương đương đạt trên 75%.
Trường THCS Đạo Trù (huyện Tam Đảo) khen thưởng học sinh có thành tích trong năm học 2021 - 2022. |
Ngoài ra, hàng năm các cấp ngành phối hợp với ngành GD‐ĐT Vĩnh Phúc đều tổ chức các hoạt động tuyên dương các giáo viên, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu, xuất sắc để động viên, cổ vũ, khuyến khích giáo viên, học sinh, sinh viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số nỗ lực vươn lên trong công tác dạy và học.
Theo ông Trần Dũng Long, Phó Chủ tịch thường trực Hội Khuyến học tỉnh Vĩnh Phúc, để phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ngày càng lan tỏa trong đồng bào dân tộc thiểu số và toàn tỉnh, các cấp hội cần tiếp tục quan tâm tuyên truyền nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về vai trò của giáo dục, hoạt động khuyến học, khuyến tài.
Chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong các gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị theo hướng nâng cao các tiêu chuẩn và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế ‐ xã hội của địa phương; tích cực xây dựng quỹ khuyến học để khen thưởng học sinh vượt khó, các tập thể, cá nhân có nhiều cách làm sáng tạo; tích cực phối hợp với cơ quan truyền thông tuyên truyền, giới thiệu những mô hình học tập tiêu biểu, những tấm gương học sinh vượt khó, đạt thành tích cao trong học tập.
Các địa phương, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị ‐ xã hội, xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, cộng đồng dân cư và dòng họ, gia đình có trách nhiệm tạo các cơ hội học tập công bằng và điều kiện thuận lợi để mọi người trong xã hội được tham gia học tập, nhất là các đối tượng chính sách,người dân tộc thiểu số, người bị thiệt thòi, yếu thế trong xã hội.