Trong 5 năm đó, con trai út Trương Lực của tôi dùng hết tiền bố mẹ cho để kinh doanh và mua nhà. Vì không có kinh nghiệm, nó khởi nghiệp thất bại, mắc nợ rất nhiều rồi tìm về bố mẹ để “cầu cứu”. Vợ chồng tôi cũng hết cách, đành phải gõ cửa nhà Trương Bình, nhờ con giúp em trai trả nợ thế chấp. Tuy nhiên, không chỉ từ chối giúp đỡ, những lời nói của con trai cả khiến vợ chồng tôi vô cùng bẽ bàng.
Trong cơn nóng giận, Trương Bình nói: “Sau 5 năm không liên lạc, con đã rất vui khi bố mẹ đã tìm đến. Cứ ngỡ bố mẹ còn tìm là còn thương, hóa ra cũng chỉ vì lo cho em trai nên mới cất công đến đây. Sau tất cả, con cũng nhận ra rằng bố mẹ không thực sự quan tâm đến con mà chỉ lo cho em trai. Ngày bé, con không cảm nhận được tình yêu của bố mẹ, đến tận bây giờ vẫn như thế”.
Nói xong, nó mở cửa “mời” chúng tôi về. Nghe được những lời này từ con trai cả, vợ chồng tôi đều rất đau lòng. Hóa ra bấy lâu nay, sự quan tâm quá mức của chúng tôi dành cho con trai út đã trở thành sự thiên vị, vô tình gây ra vết thương lòng cho con trai cả. Nhận ra lỗi lầm của mình, chúng tôi hiểu cho quyết định của con nên cũng chẳng dám trách con nửa lời.
Những năm sau đó, vợ chồng tôi thường xuyên đến nhà và quan tâm Trương Bình nhiều hơn để bù đắp cho con. Tuy nhiên, tất cả những gì chúng tôi nhận về chỉ là sự thờ ơ. Tôi biết đây có lẽ là hệ quả của việc chúng tôi thương con không đồng đều, vô tình gây rạn nứt tình cảm giữa các thế hệ trong gia đình. Từ câu chuyện của mình, tôi cũng khuyên những bậc phụ huynh khác đừng phạm sai lầm giống vợ chồng tôi. Sự yêu thương, quan tâm đồng đều giữa những đứa con của mình chính là “liều thuốc chữa lành”, giúp con cái phát triển lành mạnh. Vì chỉ khi mỗi đứa trẻ tin rằng mình được yêu thương thì chúng mới có thể yêu thương người khác.
(Theo 163.com)