Vấn đề cuối cùng: Nếu không cung cấp vũ khí này, Ukraine có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu đạn dược, điều này sẽ cản trở cuộc phản công của họ. Bom chùm sẽ giúp Kiev vượt qua giai đoạn khó khăn đó.
Bom, đạn chùm gây nhiều rủi ro đối với dân thường. Ảnh: Reuters
Các ngành công nghiệp quốc phòng của Mỹ và châu Âu – vốn không được chuẩn bị cho một cuộc chiến khốc liệt và kéo dài như cuộc xung đột ở Ukraine - đã tăng cường để đáp ứng nhu cầu của nước này kể từ tháng 2 năm ngoái. Mỹ đã cam kết cung cấp 2 triệu quả đạn pháo 155 mm, ngoài hàng trăm nghìn quả đạn từ các đối tác khác, nhưng vẫn không đủ.
Bom, đạn chùm gồm hàng chục quả đạn nhỏ bên trong một quả đạn pháo lớn. Những quả đạn pháo này tiêu diệt sinh lực đối phương nhiều hơn so với các viên đạn riêng lẻ, cho phép bắn ít đạn hơn về tổng thể và giúp duy trì nỗ lực phản công trong khi cơ sở công nghiệp của Mỹ tìm cách đáp ứng.
Những người ủng hộ nói thêm rằng đây chính xác là những loại vũ khí Ukraine cần trong giai đoạn hiện tại của cuộc xung đột. Tuyến phòng thủ của Nga có chiều sâu phòng ngự hơn 20km ở hầu hết các khu vực và có nhiều lớp bãi mìn, chiến hào và chướng ngại vật chống tăng, chưa nói đến các lực lượng phòng thủ của Nga. Những vũ khí này sẽ cho phép Ukraine tấn công mục tiêu ở phạm vi rộng hơn và với độ chính xác tương đối cao, theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, Tiến sĩ Colin Kahl.
Nguy cơ đối với dân thường
Tiến sĩ Kahl nói rằng tỷ lệ hư hỏng thấp (2,35%) của bom chùm Mỹ dựa trên 5 nghiên cứu của Bộ Quốc phòng Mỹ từ năm 1998 đến năm 2020. Nhưng các nghiên cứu này là bí mật và Bộ Quốc phòng Mỹ không có kế hoạch công bố chúng.
Tất cả những điều này làm tăng thêm sự hoài nghi của các tổ chức nhân đạo, những người cảnh báo rằng bom chùm nguy cơ gây thương vong cho nhiều thường dân hơn trong cuộc xung đột này.
Một báo cáo từ Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, được công bố ngay trước thông báo của chính quyền Mỹ, cho biết việc Ukraine sử dụng bom chùm trong cuộc bao vây Izium vào mùa thu năm ngoái đã khiến 8 dân thường thiệt mạng và 15 người khác bị thương. Chính phủ Ukraine, trước đây đã nhận được bom chùm từ Thổ Nhĩ Kỳ, đã phủ nhận những thông tin này.
Mary Wareham thuộc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cũng không đồng tình với tuyên bố của Tiến sĩ Kahl rằng “có bom chùm tốt và có bom chùm kém". Trong quá khứ, tỷ lệ gây thương đối với bom, đạn chùm của Mỹ hóa ra cao hơn dự kiến, gây ra thiệt hại cho dân thường và binh lính. Trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất vào năm 1991, khoảng 10% tổng số binh sĩ Mỹ thiệt mạng do bom mìn chưa nổ. Tỷ lệ hư hỏng của bom, đạn chùm M42 của Mỹ - được cho là đã được gửi đến Ukraine - ở mức trên 14%.