Bước tiến của giáo dục đại học Việt Nam

Minh Phong | 01/01/2023, 10:05
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Năm 2022, dù còn ảnh hưởng lớn từ đại dịch COVID-19 nhưng hệ thống giáo dục đại học đã cố gắng và đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Bước tiến của giáo dục đại học Việt Nam ảnh 3

Thí sinh tham dự Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022 của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, số công bố khoa học quốc tế, công bố trong nước, sáng chế và tài sản trí tuệ khác tăng nhanh qua các năm. Nhiều đề tài, nhiệm vụ đã đóng góp quan trọng, thiết thực cho các ngành công nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và các địa phương. Hoạt động nghiên cứu khoa học trên toàn quốc dần đi vào thực chất.

Cùng với các kết quả nổi bật nêu trên, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học nhìn nhận, đổi mới và hoàn thiện công tác tuyển sinh là một trong những điểm sáng của năm 2022. Công tác này cũng là điểm sáng nổi bật được Chính phủ ghi nhận và báo cáo trước Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV vừa qua.

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy phân tích, lần đầu tiên toàn bộ quy trình đăng ký tuyển sinh, thanh toán lệ phí, tổ chức xét tuyển và xử lý nguyện vọng, xác nhận nhập học được thực hiện trực tuyến trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung và xử lý lọc ảo chung trên hệ thống.

Thí sinh được đăng ký nguyện vọng vào nhiều ngành, nhiều trường khác nhau, sau khi đã biết kết quả thi tốt nghiệp THPT và biết ngưỡng điểm xét tuyển do các CSĐT công bố.

Điều này đã mang lại những kết quả tích cực:

Thứ nhất, thí sinh được hưởng lợi nhiều nhất trong việc thực hiện thuận tiện các thủ tục trên hệ thống trực tuyến. Đồng thời, thí sinh được bảo đảm cơ hội trúng tuyển cao nhất vào ngành, trường theo nguyện vọng và năng lực.

Thứ hai, các cơ sở đào tạo được cạnh tranh bình đẳng và minh bạch để lựa chọn thí sinh phù hợp nhất. Tỉ lệ thí sinh ảo giảm mạnh, các CSĐT tuyển được số lượng sát hơn với chỉ tiêu đã công bố. Bộ GDĐT có dữ liệu đầy đủ, kịp thời và tin cậy về tuyển sinh của tất cả cơ sở đào tạo (CSĐT) phục vụ nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước. Đồng thời hỗ trợ các CSĐT điều chỉnh chiến lược và phương thức tuyển sinh.

Bước tiến của giáo dục đại học Việt Nam ảnh 4
Sinh viên Trường ĐH Ngoại thương tham gia cuộc thi “Tìm kiếm Tài năng Khoa học dữ liệu”.

Chuyển đổi số mạnh mẽ

Chuyển đổi số trong hệ thống quản lý, dạy và học được Bộ GD&ĐT cũng như các trường tăng cường mạnh mẽ. Đã triển khai xây dựng phần mềm và cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục đại học phục vụ công tác báo cáo, thống kê, dự báo và các hoạt động quản lý giáo dục đại học.

Đồng thời, tăng cường thực hiện thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến và bộ phận một cửa, một cửa liên thông. Triển khai các giải pháp thu học phí không dùng tiền mặt.

Các trường đã chủ động tăng cường các điều kiện đảm bảo về hạ tầng kỹ thuật và năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học trực tuyến và trong công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục.

Cùng với đó, triển khai hệ thống quản trị cơ sở đào tạo, hoàn thiện cơ sở dữ liệu toàn ngành, dần kết nối liên thông với các cơ sở dữ liệu quốc gia, ứng dụng hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về GDĐH. Chủ động tích hợp các dịch vụ trực tuyến và kết nối cơ sở dữ liệu HEMIS của Bộ.

Bên cạnh một số kết quả đã đạt được, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy cũng thẳng thắn nhìn nhận một số hạn chế. Cụ thể, việc thực hiện tự chủ đại học theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật này còn chưa đồng bộ. Điều này dẫn đến việc triển khai ở một số cơ sở đào tạo còn chậm, lúng túng, nhất là vấn đề thành lập hội đồng trường, quan hệ giữa hội đồng trường với đảng ủy và ban giám hiệu.

Việc triển khai thực hiện một số văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ GD&ĐT mới ban hành còn có lúng túng nhất định, đặc biệt là việc triển khai Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm, trong đó nhiều địa phương chưa nhận thức đúng quyền và trách nhiệm của mình trong việc triển khai nhiệm vụ này.

Ngoài ra, việc kiểm định chất lượng, thực hiện theo chuẩn chương trình triển khai còn chậm; công tác tuyển sinh có những điểm mới truyền thông chưa thực sự kịp thời…

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/buoc-tien-cua-giao-duc-dai-hoc-viet-nam-post621211.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/buoc-tien-cua-giao-duc-dai-hoc-viet-nam-post621211.html
Bài liên quan
Quyết định giải thể Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định về việc giải thể Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bước tiến của giáo dục đại học Việt Nam