Bên cạnh đó còn có có 58 trường đại học (45 trường đại học Trung Quốc và 13 trường đại học ở nước ngoài) đều có ít nhất 3 cựu sinh viên trong bảng vàng. Ngoài ra còn có 16% doanh nhân trong danh sách đã học đại học nhưng không biết trường cụ thể.
Nhưng đây vẫn chưa phải là những thống kê gây bất ngờ nhất. 58% doanh nhân trong Danh sách người giàu nhất Trung Quốc 2023 có bằng đại học, sau đại học hoặc thậm chí là tiến sĩ. Nhưng "trường đại học" đào tạo ra nhiều tỷ phú nhất thực chất vẫn không phải Thanh Hoa hay Chiết Giang. 42% tỷ phú xuất thân từ "Đại học Xã hội", tức không hề đi học đại học. Tỷ phú Chung Thiểm Thiểm, người giàu nhất trong danh sách chính là đến từ "Đại học Xã hội" này.
Được biết, xét về ngành mà nhóm doanh nhân không học đại học này tham gia thì phần lớn họ tham gia vào lĩnh vực bất động sản, sau đó là công nghiệp thực phẩm, thứ ba là ngành hóa chất.
Ở chiều ngược lại, trong số các doanh nhân của Đại học Thanh Hoa, 12% tham gia vào ngành bán dẫn, tiếp theo là ngành dịch vụ đời sống (9%).
Trong số các doanh nhân được Đại học Chiết Giang liệt kê, 10% tham gia vào ngành dược phẩm, tiếp theo là thương mại điện tử, công nghệ tài chính và đầu tư (mỗi loại 7%).
Trong số các doanh nhân trong danh sách của Đại học Bắc Kinh, 14% hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, tiếp theo là bất động sản, đầu tư và dịch vụ thông tin mạng (mỗi lĩnh vực 10%).
Không học cao vẫn có thể thành tỷ phú, nhưng ngành nghề có thể rất khác biệt
Chủ tịch kiêm giám đốc nghiên cứu Viện nghiên cứu Hồ Nhuận bày tỏ hy vọng rằng báo cáo này sẽ cho phụ huynh, học sinh, trường học và công chúng nói chung có cái nhìn toàn cảnh về các trường đại học của Trung Quốc. Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng, không nhất định phải học đại học mới có thể thành công, nhưng cái cách đi đến thành công của họ có thể khá khác biệt so với những người học đại học.
Nguồn: Sohu