Nhiều bậc cha mẹ rất coi trọng việc rèn luyện chỉ số IQ và EQ cho con gái nhưng lại thường quên dặn dò, dạy dỗ con trong chuyện tình cảm. Chẳng hạn như: Làm sao để nhận biết những gã tồi, làm sao để tránh/thoát khỏi một mối quan hệ không lành mạnh,...
Trong một cuộc tranh cãi, về mặt cảm xúc, liệu con bạn có đang bị đối phương thao túng tâm lý hay không, có sử dụng những ngôn từ xúc phạm?,... Về mặt lợi ích, điểm mấu chốt trong hành vi của đối phương là gì? Đối phương có đang lợi dụng, chiếm đoạt tài sản không?,...
Đằng sau những sai lầm của học sinh giỏi, đó là nhu cầu bên trong bị bỏ qua vì kết quả xuất sắc!
Từ một số vụ việc cực đoan xảy ra gần đây, có thể nhận thấy, nhiều người có xu hướng bỏ qua những nhu cầu bên trong của trẻ và chỉ chăm chăm vào kết quả học tập xuất sắc. Kết quả là nhiều đứa trẻ được đào tạo, có một tấm bằng đẹp, kiến thức lớn, nhưng trái tim lại trống rỗng và tâm lý nhiều vấn đề.
Một giáo sư tài chính tại một trường đại học nổi tiếng ở Mỹ nói rằng, ban đầu ông nghĩ sinh viên Trung Quốc giỏi Toán, thông minh, chịu khổ tốt nên đã trao tặng rất nhiều học bổng. Tuy nhiên, sau đó người ta phát hiện ra, một số sinh viên có thể kiếm được việc làm tốt ở phố Wall nhưng sau đó họ cảm thấy sứ mệnh cuộc đời mình đã hoàn thành và không còn trau dồi bản thân, không chịu tiến bộ nữa.
Thay vì chỉ chăm chăm vào việc học, trẻ cần được khuyến khích phát triển các sở thích, tiềm năng của bản thân, từ đó tìm ra mục tiêu, con đường phù hợp với bản thân. Trong quá trình này, cha mẹ cần ở bên cạnh động viên, khuyến khích trẻ. Sự tiến bộ của trẻ sẽ không chỉ dừng ở tấm bằng tốt nghiệp mà sẽ kéo dài suốt cuộc đời.
Những đứa trẻ xuất sắc, thần đồng có xu hướng nhạy cảm hơn và dễ trở nên vô cảm
Một nghiên cứu chỉ ra, môi trường phát triển không phù hợp là nguyên nhân chính khiến những thần đồng thường xuyên gặp phải những vấn đề tâm lý. Nhà tâm lý học nổi tiếng người Thụy Sĩ Alice Miller cho rằng những đứa trẻ có năng khiếu thường nhạy cảm và có nhận thức về mặt cảm xúc cao hơn những đứa trẻ khác.
Điều này có nghĩa, các em sẽ ngày càng cố gắng làm hài lòng cha mẹ, và thường bỏ qua cảm xúc, nhu cầu của bản thân. Dần dần các em dễ rơi vào trạng thái vô cảm. Khi trưởng thành, các em có nhiều khả năng bị khủng hoảng và quen với việc đạt được sự công nhận bằng cách làm hài lòng người khác.
Để tránh xa bạo lực gia đình, không thể chỉ dựa vào sự kiên nhẫn mà còn cần phải hiểu rõ luật pháp!
Nhiều người cho rằng chuyện gia đình không phải là "vấn đề hình sự", rằng vợ chồng, cha mẹ xô xát là chuyện bình thường. Tuy nhiên, để tránh những bi kịch xảy ra, mỗi cá nhân ngay từ nhỏ cần được phổ biến luật pháp để biết được điều gì nên, không nên và biết cách giải quyết bạo lực gia đình.