Cùng với đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và tính hàn, xạ đen tác dụng hỗ trợ chữa mụn nhọt, lở loét trên da rất hiệu quả, giảm ngứa và mau chóng làm lành vết thương. Xạ đen là dược liệu chữa mụn nhọt, lở loét trên da do có đặc tính kháng khuẩn
Giúp tăng cường sức đề kháng và chữa một số bệnh khác
Xạ đen là thành phần của một số bài thuốc dân gian dùng để chữa các bệnh về cột sống, xương khớp như thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp dạng thấp.
Ngoài ra, đây cũng là loại dược liệu quý giúp ổn định đường huyết và huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, điều hòa, lưu thông khí huyết, tăng cường sức đề kháng ở người cao tuổi để phòng ngừa bệnh tật.
Cách sử dụng cây xạ đen
Có nhiều cách sử dụng cây xạ đen khác nhau, tùy vào mục đích của người dùng. Xạ đen là loại dược liệu có thể được dùng ở cả dạng tươi và khô, tất cả bộ phận của cây từ thân, lá, cành đều dùng được.
Báo Vietnamnet dẫn nghiên cứu của Giáo sư Lê Thế Trung cho hay, lá xạ đen không chứa độc nhưng bạn nên dùng liều lượng vừa phải khoảng 50 g lá khô hoặc 100 g thân cây để sắc uống.
Cách dùng xạ đen tươi: Rửa sạch lá và thân cây xạ đen còn tươi (mỗi bộ phận khoảng 50g), sau đó cho vào nồi hoặc ấm nấu cùng 2 lít nước để uống.
Cách dùng xạ đen khô: Sắc lấy nước uống hoặc hãm chè lá xạ đen khô (khoảng 20 - 30g) để lấy nước uống trong ngày.
Lưu ý, xạ đen là cây thuốc nên một số trường hợp cần thận trọng khi dùng như phụ nữ có thai và trẻ em dưới 5 tuổi. Người bị huyết áp thấp không nên sử dụng cây xạ đen vì có khả năng hạ huyết áp, gây hoa mắt, chóng mặt. Trường hợp huyết áp thấp vẫn sử dụng xạ đen, bạn nên cho thêm 3 đến 5 lát gừng mỏng khi uống.
Xạ đen cũng chống chỉ định với những người mắc suy thận, chức năng thận kém. Cây thuốc tốt nhưng có thể khiến chức năng thận kém đi vì phải lọc thêm tạp chất. Đặc biệt, không uống xạ đen sau khi uống bia rượu.