Cách làm hay để xóa mù chữ ở xã Bản Luốc

10/12/2023, 13:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Lồng ghép hoạt động học tập vào các hoạt động văn hóa là cách làm hay của xã Bản Luốc để xóa mù chữ cho người đồng bào dân tộc.

Với mục tiêu và nhiệm vụ đó, năm vừa qua xã Bản Luốc vận động và duy trì 100% trẻ trong độ tuổi đi học, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục và đã mở được 2 lớp xóa mù chữ giai đoạn 1 với 42 học viên.

“Thông qua việc lồng ghép các hoạt động học tập vào các lễ hội sinh hoạt văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, địa phương đã linh hoạt sử dụng các giải pháp kết hợp tuyên truyền vận động đồng bào đi học. Bên cạnh đó, lấy văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc làm cơ sở củng cố chất lượng; kết hợp tuyên truyền xoá bỏ hủ tục lạc hậu góp phần bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc của địa phương”, ông Triệu Hồng Phi khẳng định.

Chị Vương Thị Bầu, thôn Bình An, xã Bản Luốc phát triển kinh tế từ trồng rau sạch. Ảnh: Đặng Và
Chị Vương Thị Bầu, thôn Bình An, xã Bản Luốc phát triển kinh tế từ trồng rau sạch. Ảnh: Đặng Và

Ngoài ra, địa phương còn tổ chức cho người dân tham gia tích cực vào hoạt động văn hóa văn nghệ vào các lễ hội của đồng bào và tổ chức ngày Đại đoàn kết các dân tộc ở thôn, xã; tham gia các sự kiện văn hoá du lịch tại địa phương, biểu diễn các tiết mục văn nghệ đặc sắc, các trò chơi dân gian, làm các sản phẩm văn hoá truyền thống...

Xây dựng không gian văn hóa truyền thống, nhà cộng đồng xây dựng tủ sách thư viện từ xã đến thôn bản. Phát huy vai trò của Hội nghệ nhân dân gian trong việc nâng cao chất lượng xóa mù chữ và củng cố chất lượng sau khi biết chữ…

Dân trí được nâng lên, bộ mặt kinh tế, xã hội của Bản Luốc ngày càng đổi mới. Nhiều người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện thâm canh, luân canh tăng vụ, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ nâng cao giá trị sản phẩm, phát huy thế mạnh về cảnh quan để khai thác, phát triển du lịch, từ đó nâng cao thu nhập.

Tiểu biểu như gia đình chị Vương Thị Bầu, thôn Bình An đã thành công với mô hình trồng rau an toàn, cho thu nhập khá.

Chị Bầu chia sẻ: Lúc trước ruộng nhà tôi chỉ để cấy lúa, một năm chỉ có thể cấy một vụ, sau khi thu hoạch lúa xong là ruộng bỏ trống để chăn thả, không biết sử dụng làm gì cũng chẳng biết tận dụng nên cỏ dại mọc. Biết chữ và tham gia học lớp tập huấn về kỹ thuật trồng rau sạch an toàn tại xã, tôi mới biết được cách trồng và chăm sóc rau như thế nào cũng như các kỹ thuật, làm đất, tưới nước, chọn loại rau phù hợp với điều kiện tự nhiên ở đây.

Hiện chị Bầu trồng rau quanh năm, chủ yếu là cải xanh, cải xà lách, khoai tây…, giá bán tại vườn giao động từ 10 – 15.000 đồng/kg tùy loại. Trung bình ngày bán được 20 đến 30 quả cải xanh, có ngày hơn 50 quả, tuỳ từng đợt, mỗi đợt cho thu nhập khoảng vài triệu đồng.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/cach-lam-hay-de-xoa-mu-chu-o-xa-ban-luoc-post664144.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/cach-lam-hay-de-xoa-mu-chu-o-xa-ban-luoc-post664144.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cách làm hay để xóa mù chữ ở xã Bản Luốc