Việc điều trị loại bệnh này thường là điều trị khối u nguyên phát, do đó trước hết phải tìm ra nguyên nhân, tức là loại ung thư nào gây di căn cột sống, từ đó làm cơ sở điều trị.
Hầu hết các bệnh nhân có ung thư di căn cột sống hoặc xương đều là bệnh nhân ở giai đoạn muộn, hiệu quả điều trị không rõ ràng nên các bác sĩ sẽ điều trị khối u nguyên phát tùy theo tình trạng bệnh.
Sau khi tế bào ung thư di căn đến cột sống sẽ xảy ra hiện tượng bào mòn xương, bào mòn cột sống, ngoài việc gây đau nhức còn ảnh hưởng đến độ bền và vững chắc của cột sống, làm suy yếu chức năng của cột sống. Lệch cột sống nặng còn có thể gây liệt hai chi dưới, mất cảm giác thân dưới, không cử động được, đại tiểu tiện không tự chủ và các biến chứng khác hoặc hội chứng khối u, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và an toàn tính mạng của người bệnh.
Vì vậy, các khối u trên cột sống có thể phẫu thuật cắt bỏ nhưng điều quan trọng hơn là phải duy trì sự ổn định và bảo vệ chức năng.
Đau lưng là triệu chứng không thể bỏ qua
Nhiều bệnh nhân mắc ung thư di căn cột sống, ban đầu có các triệu chứng như đau cột sống nên thường nhầm với thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và các bệnh khác nên thường không đi khám. Việc phòng ngừa sớm là rất quan trọng, đặc biệt là chứng đau thắt lưng rõ rệt về đêm.
Bệnh nhân ung thư, đặc biệt là những người bị ung thư phổi, ung thư vú, ung thư thận và ung thư tuyến tiền liệt cần được kiểm tra sức khỏe thường xuyên, quét xương toàn thân và sàng lọc. Ngay khi xuất hiện các triệu chứng như đau thắt lưng, đau cổ vai gáy thì cần chú ý và đi khám và điều trị kịp thời.
Bệnh nhân không có tiền sử ung thư nhưng bị đau kéo dài cũng nên làm thêm các xét nghiệm, chụp X-quang để biết được tình hình sức khỏe hiện tại của mình.
Đối với phần lớn người trung niên và người cao tuổi, nên khám sức khỏe định kỳ hằng năm, theo các độ tuổi khác nhau, các hạng mục khám sức khỏe cần bao gồm kiểm tra hình ảnh các bộ phận khác nhau và kiểm tra các dấu hiệu ung thư thông thường.