- Tinh hoàn giảm kích thước hơn so với bình thường hoặc so với bên không bị bệnh (teo tinh hoàn).
- Chậm con, vô sinh.
Nguyên nhân gây bệnh do bất thường cấu trúc giải phẫu mạch máu thừng tinh, do hoạt động cường độ cao, kéo dài, tăng bộc lộ các bất thường tiềm ẩn mạch máu thừng tinh, do khối u sau phúc mạc đè ép và một số các nguyên nhân khác.
- Điều trị giãn tĩnh mạch tinh bao gồm các biện pháp can thiệp và không can thiệp.
- Không can thiệp bao gồm thay đổi chế độ ăn, chế độ sinh hoạt và luyện tập thể thao. Dùng thuốc chống viêm giảm đau, tăng bền vững thành mạch.
Các biện pháp can thiệp, phẫu thuật điều trị giãn tĩnh mạch tinh có nhiều phương pháp như mổ mở, mổ nội soi và mổ vi phẫu thắt tĩnh mạch tinh. Trong đó vi phẫu thắt tĩnh mạch tinh được coi là phương pháp an toàn, hiệu quả do hạn chế được các tai biến, biến chứng trong mổ và sau mổ, tỷ lệ tái phát thấp nhất so với các phương pháp khác.
BS Hưng khuyến cáo bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế sớm nếu phát hiện các dấu hiệu trên để được thăm khám, tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp với từng giai đoạn của bệnh nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, tránh các biến chứng muộn do bệnh giãn tĩnh mạch tinh gây ra.
Bệnh nhân nên đến khám tại các cơ sở chuyên khoa Nam học uy tín với trang thiết bị hiện đại giúp chẩn đoán và điều trị bệnh đúng, kịp thời và hiệu quả.