Cần đổi thay từ suy nghĩ đến cách làm hoạt động NCKH trong học sinh

28/08/2023, 07:05
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Tập làm nghiên cứu khoa học (NCKH) giúp học sinh các trường phổ thông quen và dần yêu thích khoa học. 

Với quan điểm giúp học sinh làm quen với NCKH chứ không phải đoạt giải, Trường THPT Chu Văn An luôn khuyến khích giáo viên gợi ý để học sinh thực hiện đề tài gần gũi với đời sống hằng ngày. Theo cô Vũ Thị Hạnh, dự án “Sản xuất mì dinh dưỡng” đoạt giải Nhì cấp tỉnh; dự án “Vấn đề phát triển về quế và sản phẩm về quế trong nền kinh tế thị trường” đoạt giải Khuyến khích cấp tỉnh; Dự án “Hương đuổi muỗi” đoạt giải Khuyến khích cấp tỉnh đều gắn liền với đời sống người dân huyện Văn Yên.

Là tác giả dự án “Sản xuất mì dinh dưỡng”, em Hoàng Ngọc Diệp nhận lời gợi ý từ cô giáo: Học tập các môn văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, NCKH là chất xúc tác để việc học tốt hơn, bước đầu làm quen với khoa học. Cô giáo khuyên Diệp chọn đề tài gần gũi với thiên nhiên và môi trường xung quanh.

“Nhận thấy thời gian gần đây, các loại thực phẩm bẩn lan tràn trên thị trường dẫn tới một số vụ ngộ độc, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân, nhóm quyết tâm nghiên cứu sản phẩm vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giá thành hợp lý, đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu dùng. Chúng em đã thành công với dự án “Sản xuất mì dinh dưỡng”, nữ sinh bộc bạch.

Để phát triển năng lực cá nhân cho học sinh, NCKH là phần không thể thiếu trong nhà trường. Đồng quan điểm, thầy Hiệu trưởng Nguyễn Phú Thọ cho rằng: Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, nội dung NCKH đến giáo viên, học sinh, phụ huynh và cộng đồng xã hội.

Tạo cơ hội để học sinh trung học giới thiệu kết quả NCKH; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địa phương và hội nhập quốc tế. Thông qua đó, khuyến khích cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, cơ sở nghiên cứu, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân hỗ trợ hoạt động NCKH của học sinh.

Bên cạnh kết quả đạt được, từ thực tế hoạt động cho thấy nhiều trường và học sinh chưa chủ động trong tổ chức hoạt động NCKH. Có trường làm rất tốt, nhưng không thể phủ nhận còn có đề tài NCKH gây cảm nhận vượt sức của học sinh.

Nhưng ngược lại, có nơi hoạt động này lại hạn chế, thầy cô khi được giao nhiệm vụ còn bỡ ngỡ, lúng túng nên càng ngại hướng dẫn, giúp học sinh làm quen với hoạt động NCKH. Thêm nữa, phương pháp NCKH đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, tỉ mỉ và cần ứng dụng kiến thức khoa học công nghệ nên cũng khó triển khai ở cấp học này. Yếu tố kinh tế - xã hội, điều kiện kinh tế cũng là rào cản khó vượt qua.

NCKH trong các trường THPT là động lực thúc đẩy đổi mới nhận thức, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, để giúp học sinh làm quen với NCKH là việc làm không mới, nhưng khá khó khăn khi tổ chức, khiến không chỉ học sinh mà ngay cả thầy cô giáo cảm thấy lúng túng trong cách làm. Những bỡ ngỡ, khó khăn và nhận thức chưa đầy đủ của việc giúp học sinh làm quen với khoa học qua các hoạt động nghiên cứu, dù chỉ là bước đầu đã làm giảm hiệu quả trong triển khai. - Nhà giáo Vương Văn Bằng, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Yên Bái

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/can-doi-thay-tu-suy-nghi-den-cach-lam-hoat-dong-nckh-trong-hoc-sinh-post651292.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/can-doi-thay-tu-suy-nghi-den-cach-lam-hoat-dong-nckh-trong-hoc-sinh-post651292.html
Bài liên quan
Thay đổi tư duy trong nghiên cứu khoa học nông nghiệp
Đội ngũ nhà khoa học nông nghiệp cần tích cực "ra ruộng, về làng" hơn nữa, về với bà con nông dân để cùng lan tỏa giá trị sâu rộng của khoa học – công nghệ khắp làng quê.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cần đổi thay từ suy nghĩ đến cách làm hoạt động NCKH trong học sinh