Cần hiện thực hoá chỉ thị, kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường

Minh Phong | 06/07/2022, 06:26
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Theo các chuyên gia, cần tiếp tục hiện thực hoá các chỉ thị, kế hoạch hành động về phòng ngừa, hỗ trợ giáo viên và học sinh trong phòng, chống bạo lực học đường.

Cần hiện thực hoá chỉ thị, kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường ảnh 1

Hành vi bạo lực có thể là về thể chất như: đánh đập, xô đẩy…; bạo lực về lời nói như: đe dọa, vu khống) và bạo lực về tinh thần như: tẩy chay, xa lánh, nói xấu… Ảnh minh hoạ/internet

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương), bạo lực học đường không phải là vấn đề mới, dư luận đã phản ánh rất nhiều, trong đó có nhiều clip về bạo lực học đường đã được tung lên mạng xã hội. Bạo lực học đường có thể diễn ra ở tất cả các trường từ vùng sâu, vùng xa đến các thành phố lớn.

Đại biểu Việt Nga nhìn nhận, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường, trong đó có nguyên nhân từ chính tác động của đại dịch Covid-19. Đại dịch ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của con người trong tất cả các lĩnh vực, ở tất cả các lứa tuổi, đối tượng. Học sinh là một trong những đối tượng dễ bị tổn thương nhất, bởi các em có thời gian rất dài học trực tuyến, không được giao lưu với thầy cô, bạn bè nên kỹ năng sống cũng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến giáo dục kỹ năng sống cho con em mình.

Để hạn chế vấn đề bạo lực học đường, đại biểu Việt Nga cho rằng, cần đẩy mạnh truyền thông, kiểm soát tốt hơn nữa các nội dung đăng tải trên mạng xã hội; đặc biệt cần sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc quan tâm, chăm sóc, giáo dục con em của mình. Bên cạnh đó, chúng ta đã có Luật An ninh mạng nhưng cần rà soát và kiểm soát một cách chặt chẽ hơn nữa.

Đại diện của Tổ chức UNICEF tại Việt Nam nhấn mạnh, ngành Giáo dục có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các quyền về chăm sóc và bảo vệ trẻ em thông qua việc giáo dục trẻ em biết tôn trọng người khác; xây dựng kỹ năng cho trẻ biết cách tự bao vệ bản thân. Nhà trường là nơi có thể phát hiện, đảm bảo ứng phó kịp thời và phù hợp khi trẻ có nguy cơ hoặc bị xâm hại, bạo lực, bị bỏ rơi, bỏ mặc, bóc lột sức lao động, kỳ thị và bị bắt nạt.

Thực tế cho thấy, thời gian qua, Bộ GD&ĐT luôn coi công tác bảo vệ, giáo dục và chăm sóc trẻ em là nhiệm vụ chính chị, cốt lõi của Ngành. Bộ đã tham mưu cho Đảng, Quốc hội, Chính phủ nhiều văn bản nhằm thực hiện hiệu quả, đồng bộ về GDĐT. Trong đó, công tác xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng chống bạo lực học đường được đặt lên hàng đầu.

Hằng năm, Bộ GD&ĐT tổ chức rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để loại bỏ những văn bản hết hiệu lực, bổ sung, thay thế các văn bản cần sửa đổi và xây dựng mới những văn bản đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhằm tạo hệ thống văn bản đầy đủ, phù hợp với thực tế. Sửa đổi bổ sung hệ thống chính sách đối với người học là trẻ em. Từng bước hiện đại hóa công tác quản lý, số hóa và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy và học tập.

Cần tăng cường giáo dục pháp luật, giáo dục về phòng, chống bạo lực học đường; xây dựng các chuyên đề về giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, phòng chống xâm hại, bạo lực học đường lồng ghép trong các hoạt động giáo dục, hoạt động Đoàn, Đội thông qua các hình thức tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm, nêu gương tốt, đề cao sự gương mẫu của người thầy. Đặc biệt, các cơ sở giáo dục cần xây dựng và củng cố, nâng cao hiệu quả, phát huy vai trò của các Phòng Tư vấn tâm lý.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/can-hien-thuc-hoa-chi-thi-ke-hoach-phong-chong-bao-luc-hoc-duong-post599598.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/can-hien-thuc-hoa-chi-thi-ke-hoach-phong-chong-bao-luc-hoc-duong-post599598.html
Bài liên quan
Cần có quy định bảo vệ nhà giáo, giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường
Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Nhà giáo, các đại biểu Quốc hội cho rằng, trong dự án Luật cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy. Điều này cũng góp phần giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cần hiện thực hoá chỉ thị, kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường