![]() |
Để làm được điều này, các đơn vị đã dành nhiều tâm huyết, suy nghĩ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngày hội việc làm, giúp người lao động tìm hiểu các đơn vị tuyển dụng dễ dàng nhất. Như, các doanh nghiệp tuyển chọn lao động tại Điện Biên cần giới thiệu kết quả hoạt động của doanh nghiệp; thông báo số lượng, vị trí việc làm, tiêu chuẩn, điều kiện tuyển chọn lao động và tư vấn, hướng dẫn người lao động; tổ chức nhận hồ sơ, phỏng vấn, kiểm tra hoặc tuyển chọn lao động ngay tại Ngày hội.
Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội khảo sát, thu thập thông tin, nguyện vọng tìm việc của sinh viên tại Học viện từ đó mời các một số doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhân viên “part time” để kết nối.
Trao đổi về các hoạt động này, anh Nguyễn Tiến Hùng (Bạch Mai, Hà Nội) - một lao động vừa đi xuất khẩu nước ngoài về cho hay: “Tôi đã đến một số nơi để tìm kiếm các cơ hội việc làm sau khi về nước, nhưng Ngày hội việc vẫn là nơi uy tín, hội tụ số lượng đông các doanh nghiệp vì thế cùng lúc tôi có thể tiếp cận các công việc nhiều hơn để đưa ra các lựa chọn tương lai cho mình”.
Trước thành công của các Ngày hội việc làm như trên, nhiều chuyên gia cho rằng các tỉnh thành cần quan tâm, xây dựng các hoạt động tương tự và nâng cao ở nhiều đối tượng người lao động nhằm tạo ra nhiều cơ hội kết nối, giảm tình trạng thất nghiệp, tạo nguồn lao động chất lượng hơn nữa.
PGS.TS Lưu Đức Hải, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội cho hay, các ngày hội việc làm diễn ra thời gian qua rất ý nghĩa với học sinh, sinh viên và người lao động, đặc biệt là với cả các đơn vị cần tuyển dụng. Các hoạt động này cần nhân rộng, xây dựng có quy mô và chất lượng để mỗi khi diễn ra đúng ý tên gọi là “ngày hội”.