Khi các máy tập bị phơi hết thì các hộ dân hồn nhiên chăng dây trên cây, mang giá phơi để giữa sân trống, tạo nên khung cảnh nhếch nhác và lộn xộn.
Chú 'thú nhún' này lẫn lộn với các loại hộp thùng chứa rác thải của người dân.
Thiết bị giải trí, máy tập dù khá mới nhưng với hiện trạng này đang đứng trước nguy cơ sớm xuống cấp.
Ông P.V.T người dân sinh sống tại khu nhà này cho biết: 'Việc lấn chiếm, sử dụng lộn xộn khu vực sân chơi này chủ yếu là do các hộ dân ở dưới tầng một, họ không có sân phơi, nên theo thói quen lâu năm họ nghiễm nhiên sử dụng không gian trước nhà để phơi phóng. Cũng có nhiều cửa hàng thì lấy sân chơi làm chỗ đỗ xe cho khách. Người dân trên tầng thì cũng để xe ngay ở sân cho tiện đi lại'. Ông T cũng chia sẻ: 'Cảnh nhếch nhác nhưng cũng phải chịu thôi, toàn xóm giềng cả. Tôi nhìn đồ phơi là biết của nhà nào. Muốn sử dụng thì chịu khó dồn đồ ra một bên vậy...'
Chuyển sang khu nhà D8, sân chơi khu vực này luôn trong cảnh xe cộ chật như nêm, kèm theo đó là hàng đống bình nước của cơ sở kinh doanh gần đó.
Cửa hàng kinh doanh nước đóng chai bên đường dù thuộc khu nhà A , vẫn ngang nhiên 'vươn' qua mặt đường để lấn chiếm sân chơi làm bãi tập kết bất kể ngày nắng mưa.
Anh T.Q người dân khu nhà D chia sẻ: ' Phải cả năm nay rồi khu vực sân chơi ở đây bị lấn chiếm rất nghiêm trọng. Các hàng ăn thì khách ra vào để xe ngày đêm. Quán giải khát khi đông khách thì cả sân chơi toàn khói thuốc lá. Người già và trẻ nhỏ không dám tới lui vì môi trường quá ô nhiễm. Nếu cố bỏ qua để chơi thì cũng là cảnh con trẻ lẫn lộn với xe máy và bình nước'.
Bị hàng xe máy của khách hàng chắn hết lối vào sân chơi, cậu bé này đành phải đạp xe đi ra đường lớn vòng quanh khu nhà.
Những người vận chuyển nước của cơ sở kinh doanh bên đường còn coi đây như sân riêng.
Theo quan sát của phóng viên, sau khi nhóm này 'giải trí' với chiếc bập bênh và trò chơi: 'hai bình nước có nặng hơn một bình và một cục gạch'. Hiện trạng được giữ nguyên nhiều giờ đồng hồ, không cháu nhỏ nào dám lại gần và sử dụng chiếc bập bênh.