Đến 22h, tổ công tác đã yêu cầu và khống chế dừng xe kiểm tra với tài xế N.V.L. (SN 2003, trú tại Hoài Đức, Hà Nội) điều khiển xe máy nhãn hiệu Suzuki Satria BKS 29X5-723.XX vi phạm nẹt pô gây tiếng tiếng nổ lớn.
Kiểm tra nhanh, tổ công tác phát hiện xe của L. đã chế độ pô. Chỉ cần kéo ga, tiếng pô phát ra khiến người xung quanh đinh tai nhức óc, thậm chí pô còn tóe lửa.
Tổ công tác đưa người vi phạm và phương tiện về công an phường Tràng Tiền để kiểm tra và xử lý.
Những chiếc pô chế phát ra tiếng nổ đinh tai nhức óc, gây náo loạn trên nhiều tuyến phố ở Hà Nội.
Bãi xe vi phạm thuộc Công an phường Tràng Tiền chật kín xe vi phạm.
Trả lời PV
Theo Thiếu tá Trịnh Phi Hùng, hầu hết các đối tượng tham gia lạng lách, nẹt pô, đau xe,... gây náo loạn đường phố ở độ tuổi chỉ từ 17 - 20 tuổi. Nguyên nhân của tình trạng trên là do những thanh thiếu niên này thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình. Nhiều người giao xe cho con cái khi chưa có bằng lái xe, không đội mũ bảo hiểm và không quan tâm khi con mình đi đâu.
Việc chủ xe độ pô cho xe máy đã vi phạm Luật Giao thông đường bộ khi tự thay đổi kết cấu, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Với hành vi này, chủ xe sẽ bị phạt nặng theo điểm c, khoản 5, điều 30 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2 triệu đồng đối với cá nhân, từ 1,6 triệu đồng đến 4 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe.
Ngoài ra, hành vi điều khiển mô tô độ pô vào buổi tối và gây mất trật tự còn có thể bị xử lý theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Theo đó, tại điều 6, Nghị định 167/2013/NĐ-CP, quy định xử phạt từ 100-300 nghìn đồng khi cá nhân có hành vi gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.