Bạn vẫn cần dạy con làm người tử tế, nhưng có những nguyên tắc cần phải tuân theo. Đặc biệt trong 4 tình huống dưới đây, con đừng để lòng tốt của mình bị lợi dụng.
1. Không giúp những người mạnh mẽ hơn mình
Trong mỗi buổi giáo dục chống bắt cóc ở trường mẫu giáo, cô giáo luôn kể cho các em nghe một trường hợp kinh điển như thế này:
Tiểu Lý, lớp cuối cấp trường mẫu giáo, đang đợi mẹ ở cổng trường sau giờ tan học, lúc này một người đàn ông lạ mặt đến gần hỏi: "Chào con, ví của chú cháu bị bỏ quên trong ngõ ở đằng kia. Con có thể giúp chú tìm thấy nó không?".
Tiểu Lý gật đầu và nói đồng ý, nhưng bé muốn đi vệ sinh trước. Ngay lập tức, cô bé chạy vào nhà trẻ và nói với cô giáo: Ông chú bên ngoài là một kẻ xấu! Giáo viên hơi bối rối, nhưng dù sao cũng gọi tổng đài khẩn cấp, cuối cùng phát hiện ra rằng người đàn ông thực sự là một kẻ buôn người.
Khi được hỏi lý do vì sao không giúp đỡ kẻ xấu kia, cô bé đáp: "Mẹ con bảo nếu người lớn nhờ con giúp đỡ, hãy bỏ qua. Vì nếu một người lớn gặp khó khăn, chắc chắn họ sẽ tìm được một người lớn khác để nhờ giúp đỡ. Một đứa trẻ yếu ớt không cần phải giúp một người lớn mạnh mẽ".
Đây chính là điều mà nhiều bậc cha mẹ cần phải dạy con của mình. Thực tế, nhiều kẻ bắt cóc thường giả vờ, nhờ vả trẻ em giúp đỡ rồi nhân cơ hội dụ trẻ ra chỗ vắng. Hãy nhớ đàn ông trưởng thành không nhờ phụ nữ mang thai hay người già giúp mình. Người lớn không nhờ trẻ em giúp. Vì thế, con không cần thể hiện lòng tốt trong trường hợp này.
Trường hợp con cảm thấy người khác cần giúp đỡ khẩn trương, như cụ bà nói trên, bố mẹ có thể dặn con cùng gọi nhiều người lớn tới để tránh bị vu vạ.
2. Không giúp đỡ trong môi trường kín
Khi chuyển từ một không gian mở sang kín, không có sự hiện diện của mọi người xung quanh, thật khó biết được đối tượng sẽ làm gì với con. Lúc trước, đó có thể là một quý ông rất lịch sự, nhưng chỉ còn con và ông ta, rõ ràng con trở thành đối tượng yếu đuối hơn và có thể bị bắt nạt. Do đó, giúp đỡ người khác có thể là điều tốt, nhưng cố gắng đừng đưa mình vào một không gian kín và không có sự giám sát của mọi người xung quanh.
3. Lòng tốt có thể gây hậu quả xấu
Một đoàn khách đến khu Hy Nhĩ bí ẩn, tình cờ họ gặp một con linh dương Tây Tạng. Thấy con vật nhỏ bé, dễ thương, khách chụp ảnh, lấy thức ăn và nước uống cho nó. Đột nhiên, một tiếng gầm vang lên: "Đi đi!". Đội trưởng của khu bảo tồn tới, đuổi con linh dương đi và yêu cầu khách không cho linh dương ăn. Người khách tức giận: "Anh đang làm gì vậy? Sao anh đối xử với động vật thô lỗ như thế? Chúng tôi chỉ cho nó ăn chứ có làm gì đâu?".
"Nếu anh quá thân thiện với động vật hoang dã, chúng sẽ nghĩ rằng con người rất tốt bụng. Nên khi gặp phải những kẻ săn trộm, chúng có thể bị bắt", người đội trưởng trả lời.
Lòng tốt của con có thể trở thành điều xấu vì sự tham lam, ích kỷ của người khác. Vì vậy cần chú ý đến kết quả khi con muốn thể hiện lòng tốt của mình.
4. Lòng tốt phải có mức độ
Khi ta cho một người đói một bát cơm, người đó sẽ biết ơn ta. Tuy nhiên, nếu ta tiếp tục cho thêm cơm, người đó coi việc làm của ta là điều hiển nhiên. Một bát không đủ, hai bát không đủ, ba bốn bát anh ta vẫn không hài lòng. Đây là điều ta thường gặp trong cuộc sống. Lần đầu tiên ta giúp đỡ một người, người đó sẽ cảm ơn ta. Lần thứ hai, lòng tốt của ta đã bị xem nhẹ. Sau nhiều lần anh ta sẽ nghĩ đây là điều ta nên làm cho họ, và họ có thể giận dỗi nếu không được giúp đỡ nữa.
Do đó, sự giúp đỡ cũng cần có giới hạn. Khi một người không biết suy nghĩ về tương lai đề nghị giúp đỡ, con không cần phải tử tế với họ.