Trăng nai đực / Trăng sấm.
Trăng tròn vào tháng 8 thường được người ở châu Mỹ gọi là 'Trăng cá tầm', bởi tháng 8 là thời điểm có nhiều cá tầm (sturgeon) nhất ở vùng hồ lớn Bắc Mỹ. Chúng là loài cá nước ngọt lớn nhất ở lục địa này, có thể dài hơn 2 mét và nặng tới 90 kg.
Một số tên gọi khác trong văn hóa của châu Âu về Trăng tròn tháng này là 'Trăng mèo rừng' hoặc 'Trăng ngũ cốc', 'Trăng ngô', ...
Trăng cá tầm.
Trong khi ở châu Mỹ, cái tên 'Trăng thu hoạch' và cả 'Trăng ngô' khá phổ biến để chỉ thời điểm thu hoạch của nông dân khu vực này (một bộ phận họ trồng ngô), thì người Anglo-Saxon và Celtic ở châu Âu có một cái tên thú vị khác là 'Trăng rượu vang' - có lẽ vào thời điểm này, thưởng thức rượu vang dưới ánh Trăng là điều thú vị nhất đối với họ.
Trăng rượu vang.
Vào thời điểm mùa thu này, các thợ săn ở Bắc Mỹ và châu Âu thường vào rừng săn hươu và cáo, khiến cho Trăng tròn này mang cái tên như vậy.
Điều thú vị là như bạn biết, một tuần Trăng ngắn hơn một tháng Dương lịch một chút - lý do mà cứ khoảng 3 năm bạn lại có một tháng nhuận thứ 13 trong Âm lịch. Cũng vì vậy, trung bình cứ 3 năm thì có 1 năm mà ngay vài ngày đầu tháng 10 đã có Trăng tròn. Đó vẫn là cuối mùa thu hoạch, nên những năm đó Trăng tròn đầu tháng 10 này cũng được gọi là 'Trăng thu hoạch'.
Trăng thợ săn.
Nguồn gốc của cái tên này ngày nay thường được giải thích là vào thời điểm này trong năm loài hải ly đến mùa xây đập - mà thực tế là những cái tổ giữa dòng nước, được làm bằng lá, cành cây và đôi khi cả đất đá, giúp chúng tích trữ thức ăn trong mùa đông và tránh sự tấn công của các loài săn mồi như gấu và chó sói. Cũng có nguồn khác giải thích rằng Trăng tròn tháng 11 được gọi như vậy vì vào thời điểm này trong năm là lúc người bản địa châu Mỹ thường đặt bẫy hải ly.
Một số nơi khác Trăng tròn tháng 11 được gọi là 'Trăng sương giá', vì đây là thời điểm mùa đông đang tới gần và ở nhiều khu vực có sương rất lạnh. Có nơi gọi Trăng tròn tháng 11 là 'Trăng tang', coi đó là thời điểm gần hết năm và người ta sẽ tưởng nhớ những người đã khuất và cũng là để cho họ hoàn toàn ra đi.
Trăng hải ly.
Tháng 12 là lúc có ngày đông chí (21 hoặc 22 tháng 12), trời thực sự lạnh đi ở đa số các khu vực tập trung dân cư trên thế giới. Do đó, có lẽ không cần giải thích thêm về cái tên 'Trăng lạnh'. Một vài nơi ở châu Âu, người ta còn gọi Trăng tròn này là 'Trăng đêm dài; những ngày lân cận đông chí đều có ban đêm dài hơn rõ rệt so với ban ngày (càng đi về vĩ độ cao phía Bắc, bạn sẽ càng thấy rõ rệt sự chênh lệch này).
Vào nhiều năm, Trăng tròn cuối cùng của năm (Dương lịch) rơi vào sau ngày Đông chí. Vào lúc đó, các linh mục Celtic thời xưa thường làm lễ tôn vinh cây sồi vì sức chịu đựng và sự hiện diện cao quý của nó như một biểu tượng của sức mạnh và sự vĩnh cửu, vì vậy Trăng tròn vào thời điểm đó còn được gọi là 'Trăng sồi' ở khu vực văn hóa này. Say này, do nhiều biến thể, đôi khi Trăng tròn cuối cùng của năm nói chung (dù nó xảy ra trước đông chí) cũng được gọi tên như vậy).
Trăng sồi.
Như bạn có thể thấy, có nhiều cái tên khác nhau chỉ những lần Trăng tròn khác nhau trong năm. Về cơ bản, tất cả chúng đều liên quan tới đặc điểm khí hậu, tập quán sinh trưởng và hoạt động, cũng như tới đặc trưng văn hóa từng vùng. Chúng không hề phản ánh chút nào về hình dạng, độ sáng hay màu sắc của Mặt Trăng.
Bên cạnh đó, khác với hiểu nhầm của nhiều người, các pha của Mặt Trăng gần như không có ảnh hưởng nào đáng kể lên tập quán của các loài động vật và thực vật. Sói không chỉ hú khi Trăng tròn, hải ly cũng không đợi tới lúc đó mới xây đập, và các loài hoa không phải chỉ nở trong đêm Trăng tròn. Những tên gọi đó phản ánh một cách nói chung những giai đoạn cụ thể có thể kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tuần, không phải một thời điểm duy nhất.
Ở Việt Nam và một số nước Á Đông, bạn cũng thấy rằng có những lễ hội hay phong tục đặc trưng cho một số lần Trăng tròn nhất định như rằm tháng Giêng, rằm tháng 7, rằm tháng 8, ... Mặc dù vậy, chúng thường được gán với tên của các lễ hội và phong tục nhiều hơn là liên quan trực tiếp tới Mặt Trăng. Tất nhiên, còn nhiều cái tên khác ở nhiều nền văn hóa khác nhưng vì mức độ phổ biến thấp hơn nên tôi xin phép không thể liệt kê hết trong bài.
Cuối cùng, những tên gọi nêu trên cuối cùng chỉ mang tính truyền thống văn hóa. Ngoài việc Trăng không thể cứ tới tháng 4 thì có màu hồng hay tháng nào đó thì có màu đỏ, thì chúng ta đều biết rằng ở Việt Nam (cũng như nhiều nơi khác) không có cá tầm, hoa phlox và cũng chẳng có ai thờ cây sồi. Vì vậy, bên cạnh việc thông qua những thông tin này để biết thêm về một chút đặc điểm tự nhiên, văn hóa của phương Tây, bạn cũng có thể nhận thấy việc không cần thiết phải phụ thuộc vào những tên gọi đó - những cái tên mà chính người bản địa ở những vùng đó ngày nay cũng không còn nhiều người nhớ tới, và càng không nên để bị ngộ nhận bởi những thông tin phóng đại quá xa khỏi sự thật mà bạn có thể thường gặp.
Để tìm hiểu thêm về Mặt Trăng trong các nền văn hóa, mời bạn đọc thêm hai bài của tôi là "Những truyền thuyết về Mặt Trăng" và "Trăng xanh không phải hiện tượng thiên văn".
Đặng Vũ Tuấn Sơn