(GDTĐ) - Chè dây là loại cây dây leo thường mọc hoang nhiều nơi ở nước ta. Đây là thảo dược trị bệnh được các bác sĩ đông y áp dụng vào nhiều bài thuốc trị bệnh hữu dụng.
Chè dây là loại cây dây leo cao không quá 1m và dây leo dài khoảng 2m– 3 m, thường bám vào thân của cây khác, mọc tự nhiên ở trong rừng. Cành cây có hình trụ mảnh, tua cuốn mọc đối diện với lá và chia làm 2 đến 3 nhánh. Chè dây có lá 2 lần kép dài khoảng 7cm đến 10 cm, có răng cưa hơi giống với lá kinh giới nhưng lại có viền màu tím.
Mặt lá chè dây nhẵn, mặt phía dưới màu xanh nhạt và mặt phía trên có màu xanh thẫm. Lá khi còn non sẽ có màu xanh thiên đỏ và càng về già sẽ càng xanh. Hoa chè dây gần giống với nụ tam thất, mọc thành từng chùm và có màu trắng. Mùa hoa khoảng từ tháng 6 – 7. Quả cây có màu đỏ và nhỏ như quả si, mùa quả vào khoảng tháng 9 hằng năm.
Chè dây và một số bài thuốc trị bệnh hữu ích
Phòng bệnh sốt rét: Sử dụng 60 g chè gây, 12 g rễ cỏ xước, 60 g lá hồng bì, 12g lá đại bì, 12 g tía tô, 12 g lá hoặc vỏ cây vối, 12 g rễ xoan rừng. Sau đó mang các dược liệu trên đem đi thái nhỏ rồi phơi kho. Sau đó cho hết vào ấm sắc chung với 400 ml nước trên lửa nhỏ. Khi lượng nước còn khoảng 100 ml thì đem ra uống lúc còn ấm. Bài thuốc có tác dụng hỗ trợ phòng bệnh nên chỉ dùng với liều 3 ngày 1 thang.
Trị viêm đau dạ dày tá tràng: Sử dụng từ 10g đến 15 g lá chè dây ở dạng khô hoặc đã sao vàng. Sau đó đem dược liệu vào ấm pha trà rồi cho vào 1 ít nước sôi lắc nhẹ và đổ nước đi. Tiếp tục cho thêm 100 ml nước sôi vào hãm trong khoảng 15 phút. Uống khi trà còn ấm và duy trì liên tục trong khoảng 15 đến 20 ngày cho 1 đợt điều trị.
Trị đau nhức, tê thấp: Dùng lá chè dây tươi với lượng tùy ý. Sau đó dược liệu đi giã nát rồi hơ trên lửa nóng. Tiếp theo gói vào một miếng vải mỏng và đắp trức tiếp lên khu vực bị đau nhức.
Trị trúng độc thực vật do vi khuẩn: Sử dụng 50 g rễ chè dây tươi, 15 g gừng. Sau đó mang dược liệu vào ấm sắc chung với 2 chén nước đến khi còn 1 chén. Uống khi thuốc còn ấm với liều lượng 1 thang/ngày. Nên giảm bớt liều lượng cho các trường hợp bệnh nhẹ hay dùng cho trẻ em và người già.
Trị cảm mạo, hầu họng sưng đau: Sử dụng từ 15 – 60g chè dây. Sau đó đem dược liệu vào ấm sắc chung với nửa thăng nước ở trên lửa nhỏ trong 15 phút. Có thể chia thuốc làm nhiều lần uống trong ngày, nên uống khi còn ấm. Chú ý chỉ dùng 1 ngày đúng 1 thang thuốc.
Trị đau dây thần kinh tọa: Sử dụng từ 15g đến 30 g phần rễ hoặc thân chè dây. Đem dược liệu vào ấm sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang. Kết hợp với dùng lá chè tươi giã nát, sao nóng để đắp vào chỗ đau nhức.
Trị áp xe: Sử dụng 15 g chè dây. Sau đó mang cho vào nồi rồi thêm nửa rượu nửa nước vào sắc trên lửa nhỏ lấy nước uống. Cách khác là cho thêm thịt heo nạc vào hầm ăn khi còn ấm nóng.
Những điểm cần chú ý khi dùng chè dây để trị bệnh
Có thể thấy cây Chè dây mang lại nhiều tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt, tuy nhiên nếu sử dụng chè dây không đúng cách thì người bệnh có thể gặp phải những rắc rối. Vì thế các giảng viên khoa Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur khuyến cáo bạn đọc nên lưu ý đến các vấn đề sau:
Không sử dụng quá 70 g chè dây trong một ngày bởi có thể khiến cơ thể khó chịu do chè dây có dược tính khá cao.
Những người huyết áp thấp không nên sử dụng dược liệu này, nhất là trong lúc đói.
Tuyệt đối không sử dụng nước sắc đã để qua đêm bởi sẽ dễ gây đầu bụng, tiêu chảy.
Mong rằng những thông tin sẽ phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của cây Chè dây. Nếu có ý định sử dụng chè dây để điều trị bệnh, người bệnh cần hỏi kỹ ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể để có hiệu quả tốt nhất.