Không trò chuyện với trẻ sớm có thể trở nên bất lợi cho thái độ của trẻ về cách quản lý tiền bạc trong tương lai.
"Đại học Cambridge thực hiện một nghiên cứu cho thấy, khi 7 tuổi, thái độ đối với tiền bạc của trẻ đã được thiết lập vững chắc và hiện nay trẻ từ 3 tuổi có thể hiểu những nội dung cơ bản về tiền ", Kobliner nhấn mạnh.
Bố mẹ cũng nên chú ý tới lời khuyên này khi nghĩ về trường đại học con theo sau này. Đợi tới khi con cái vào lớp 12 mới thảo luận về chi phí học đại học là không nên. Nên làm việc này khi con học lớp 9 là lý tưởng vì bạn có thể hình dung sau này trường nào sẽ tiêu tốn chi phí nhiều hơn và không rơi vào tình huống khi con đề cập tới trường mình mơ ước ở lớp 12 bố mẹ lại nói "Bố mẹ xin lỗi, bố mẹ không đủ tiền để con học ở đó".
4. Cha mẹ nghĩ kiến thức về tài chính chỉ dành cho người lớn
Ngoài đề cập đến tiền bạc, nhiều cha mẹ không cho con quản lý tiền bạc, khiến trẻ thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Chuyên gia tài chính Kim Kiyosaki gợi ý một số cách phù hợp để giúp trẻ có thêm kiến thức. Ví dụ, cha mẹ có thể cho trẻ thực hành qua những "phi vụ" kinh doanh nhỏ trong phạm vi gia đình, hàng xóm như bán nước, quét dọn thuê.
"Nếu con bạn muốn mua một món đồ mới, hãy để con tự tìm cách kiếm tiền mua chúng", bà Kiyosaki nêu.
Ảnh minh họa
5. Cha/mẹ bạn phụ thuộc vào tài chính của đối phương
Khi còn nhỏ, bạn từng chứng kiến bố hay mẹ mình được đối phương chăm sóc và không phải lo lắng về tiền bạc. Qua thời gian, bạn dễ hình thành tâm lý: "Tại sao chúng ta phải đấu tranh làm việc nếu bố/mẹ mình không cần làm vậy?"
Câu hỏi tiềm thức này thường dẫn đến sự trì hoãn và hành vi vô trách nhiệm về tiền bạc. Bởi vì trong thâm tâm, bạn cho rằng cuối cùng sẽ có ai đó cứu bạn về mặt tài chính.
6. Cho con thấy trước những khó khăn trong cuộc sống trưởng thành
Chẳng có gì là sai khi đứa trẻ phải nhìn bố mẹ chúng buồn bã ngày qua ngày. Nhưng điều này sẽ trở nên tai hại nếu nó diễn ra liên tục. Trong trường hợp này, vai trò của gia đình rất quan trọng, đứa trẻ có thể sẽ bị ám ảnh, sợ hãi, lo ngại về cuộc sống của người trưởng thành và không muốn lớn nữa.