Châu Á giải bài toán bằng cấp trong tuyển dụng

Phạm Tú (TH) | 13/08/2022, 13:05
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Trong văn hóa của nhiều nước Á Đông như Singapore hay Trung Quốc, điểm số gắn liền với thành bại của mỗi cá nhân.

Ngoài ra, ứng viên DBS cần làm bài kiểm tra đo lường tâm lý để đánh giá EQ (trí tuệ cảm xúc), AQ (khả năng đối phó với nghịch cảnh)... IQ (chỉ số thông minh) không phải thước đo duy nhất trong quá trình tuyển dụng.

Chủ tịch Hội đồng Du lịch Singapore Chaly Mah cũng nhận định ngày càng nhiều công ty đánh giá ứng viên thông qua các chương trình thực tập, hội thảo hay dự án nhóm..

Giám đốc điều hành của Ban Phát triển Kinh tế (EDB) Chng Kai Fong cho biết, ông thường xuyên gặp những ứng viên đưa ra “câu trả lời sách giáo khoa” cho các câu hỏi phỏng vấn. Tuy nhiên, cũng có một số ứng viên, thường có thành tích không quá nổi bật, nhưng thể hiện được sự quan tâm, ham muốn khám phá dành cho vị trí tuyển dụng.

“Một chàng trai chia sẻ với tôi niềm đam mê với bitcoin. Anh ấy biết về các loại tiền điện tử khác nhau, thậm chí tiết lộ đã tiết kiệm tiền để đầu tư. Đó là những gì nhà tuyển dụng tìm kiếm, một phần thể hiện ở điểm số và CV, một phần thể hiện trong khả năng phỏng vấn”, ông Chng chia sẻ.

Nền văn hóa coi trọng điểm số

Châu Á giải bài toán bằng cấp trong tuyển dụng ảnh 2

Người trẻ Trung Quốc tham dự ngày hội tư vấn việc làm.

Coi trọng thành tích học tập khi tuyển dụng cũng là quan điểm của quốc gia châu Á Trung Quốc. Tại nước này, tư tưởng chú trọng điểm số vốn bắt rễ trong nền văn hóa lâu đời. Bằng chứng là gaokao, kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia, tại Trung Quốc được coi là kỳ thi khốc liệt nhất thế giới bởi tỷ lệ cạnh tranh vào các trường tốp đầu rất cao.

Những năm trở lại đây, Trung Quốc đã ban hành nhiều chính sách nhằm giảm “sức nóng” của thành tích học tập. Tháng 5 vừa qua, nước này đã thông qua Luật Giáo dục nghề nghiệp sửa đổi, cải cách lớn đầu tiên trong 25 năm kể từ khi Luật Giáo dục nghề nghiệp được ban hành.

Theo đó, học sinh tốt nghiệp trường trung học nghề được hưởng cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp như học sinh, sinh viên tốt nghiệp các trường chính quy cùng trình độ. Các doanh nghiệp không được phép cản trở cơ hội được tuyển dụng của học viên trường nghề; đồng thời, phải thúc đẩy giáo dục nghề nâng cao chất lượng.

Các doanh nghiệp phải góp phần đào tạo công nhân lành nghề và thúc đẩy việc làm cho học viên trường nghề. Họ cũng được khuyến khích tham gia biên soạn sách giáo khoa giáo dục nghề nghiệp, đào tạo giáo viên dạy nghề, thiết lập học bổng và trợ cấp cho học viên.

Trong văn hóa Trung Quốc, bằng cấp từ trường nghề vốn được xem là kém hơn bằng cấp từ các trường cao đẳng, đại học. Giữa các trường đại học, bằng cấp cũng được phân hóa rõ rệt theo chất lượng đào tạo do quan điểm chỉ sinh viên trường đại học danh giá mới xuất chúng. Chỉ những người thất bại trong kỳ thi tuyển sinh trung học đầy cam go mới học nghề.

Nhưng với Luật Giáo dục nghề nghiệp sửa đổi, bằng cấp không còn là ưu tiên hàng đầu mà kỹ năng, khả năng làm việc mới được coi trọng trong quá trình tuyển dụng.

Dù đã có những thay đổi rõ rệt, việc xoá bỏ tư tưởng coi trọng điểm số tại Trung Quốc khó có thể thực hiện, đặc biệt trong năm 2022.

Cuối tháng 7, khoảng 10,8 triệu sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp, con số kỷ lục về số nhân lực mới gia nhập thị trường lao động nước này. Trong khi đó hồi tháng 5, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên thành thị Trung Quốc tăng lên mức kỷ lục 18,4%, và có thể đạt 23% vào mùa cao điểm tốt nghiệp tháng 8.

Những con số khổng lồ trên khiến tỷ lệ cạnh tranh việc làm ở Trung Quốc trong thời gian tới được dự đoán sẽ tăng cao, thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng dựa trên kết quả học tập quay trở lại.

Châu Á giải bài toán bằng cấp trong tuyển dụng ảnh 3

Áp lực học để thi đè nặng lên học sinh Trung Quốc.

Như vậy, nhiều cử nhân đại học buộc phải học lên cao học sau khi nhận bằng bởi bằng thạc sĩ trở lên mới có giá trị tuyển dụng cao hơn. Cứ như vậy, vòng tròn học giỏi để thành công, muốn thành công phải học thật giỏi không dễ dàng chấm dứt.

Ngược lại, tại nhiều quốc gia châu Âu – nơi học sinh được định hướng nghề nghiệp từ sớm và được chọn nhiều mô hình học tập thay vì con đường duy nhất là học đại học, việc coi trọng điểm số trong quá trình tuyển dụng thấp hơn.

Đơn cử, tại Đức, giáo dục phổ thông được gắn liền với giáo dục nghề nghiệp, trong đó học sinh có thể chọn học nghề từ rất sớm. Do đó, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc là điều được các nhà tuyển dụng quan tâm.

Hay tại Phần Lan, với phương pháp giáo dục kích thích học sinh phát triển toàn diện, kỹ năng mềm, kỹ năng xã hội là những điều kiện không thể thiếu của mỗi ứng viên. Giảm nhẹ gánh nặng từ thành tích học tập, đào sâu xây dựng kỹ năng mềm là những yếu tố quan trọng giúp thanh thiếu niên phát triển trong bối cảnh cạnh tranh việc làm như hiện nay.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/chau-a-giai-bai-toan-bang-cap-trong-tuyen-dung-post603921.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/chau-a-giai-bai-toan-bang-cap-trong-tuyen-dung-post603921.html
Bài liên quan
Việt Nam trong nhóm 5 nước có thành tích cao nhất Olympic Vật lí Châu Á 2025
Kỳ thi Olympic Vật lí Châu Á năm 2025, học sinh Việt Nam đạt kết quả xuất sắc với 3 huy chương Vàng, 3 huy chương Bạc, 2 huy chương Đồng.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Châu Á giải bài toán bằng cấp trong tuyển dụng