Chế tạo máy in 3D từ nhựa tái chế

Nhật Mai | 26/03/2023, 07:05
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Máy in 3D từ nhựa tái chế có thể tận dụng chai, ly nhựa và từ nhựa PET… để tạo thành các sản phẩm hữu ích.

Có thể tạo ra căn nhà từ nhựa gỗ

Theo số liệu thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường, 0,28 triệu đến 0,73 triệu tấn trong số đó bị thải ra biển - nhưng chỉ 27% trong số đó được tái chế, tận dụng bởi các cơ sở, doanh nghiệp. Điều đáng nói là việc xử lý và tái chế rác thải nhựa còn nhiều hạn chế khi có đến 90% rác thải nhựa được xử lý theo cách chôn, lấp, đốt và chỉ có 10% còn lại là được tái chế.

Điểm khác biệt nữa của sản phẩm này là có thể in kết hợp nhựa PP với hạt gỗ để tạo nên độ cứng cơ học cao. Qua đó có thể xây dựng các máy in 3D to hơn để in tượng gỗ, bàn ghế, xây nhà từ nhựa gỗ… hoặc có thể lắp vào mọi máy in 3D khác.

Với sản phẩm là nhựa gỗ, nhóm nghiên cứu tin rằng hoàn toàn có thể tạo ra căn nhà vững chắc từ các chi tiết in chính xác bởi có độ cứng cơ học rất cao. Với sự khan hiếm của vật liệu tự nhiên, nhà từ nhựa gỗ có thể là xu hướng chiếm ưu thế trong tương lai.

“Ưu điểm của sản phẩm là có thể in được nhiều loại nhựa tái chế từ khẩu trang, vải không dệt, túi nilon, khăn giấy, các loại vỏ nhựa chai nước suối, nước ngọt, ly cốc… Để biến chúng thành sản phẩm hữu ích, chỉ cần cắt các chai nhựa rồi cho vào bộ phận cấp nhựa tự động là có thể chuẩn bị in”, PGS Nguyễn Huy Tùng cho hay.

Kết quả hoạt động thử nghiệm cho thấy, máy có hiệu suất làm việc cao hơn máy in 3D phổ thông, nguyên liệu nhựa không cần phân loại. Đặc biệt là giá thành vật liệu rất rẻ.

Theo tìm hiểu của nhóm nghiên cứu thì trên thị trường hiện nay, chai nhựa PET chỉ 10.000 đồng/kg , nhựa phế thải PP chỉ 25.000/kg. Nhựa trộn với gỗ thì giá chỉ 13.000 đồng/kg. Quy trình đun nóng và tạo hình nhựa không làm mất đi tính chất hóa học và cơ học của nhựa.

Tuy vậy, sản phẩm vẫn không tránh khỏi những nhược điểm xuất phát từ vật liệu. Đó là cụm đùn nhựa to nên tiêu tốn điện nhiều hơn. Máy không in được các đồ vật có độ chi tiết cao.

Riêng đối với nhựa PP thì khá khó để in do bản chất vật liệu không bám bàn in, chúng dễ dính khuôn khi in lâu. Với các chi tiết rất nhỏ thì máy chưa in đều và đẹp được.

Nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ có thể khắc phục các nhược điểm này bằng cách chế tạo ra các chất phụ gia kết dính có độ bám cao hơn. Hiện, sản phẩm đã được nhóm nghiên cứu hoàn thiện.

Nhóm sẵn sàng chuyển nhượng quyền sử dụng, chuyển giao toàn phần... và đối tác kỹ thuật, các tổ chức phi chính phủ vì cộng đồng có nhu cầu hợp tác.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/che-tao-may-in-3d-tu-nhua-tai-che-post630785.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/che-tao-may-in-3d-tu-nhua-tai-che-post630785.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chế tạo máy in 3D từ nhựa tái chế