Những người có khả năng làm thay đổi thế giới thì được gọi là thiên tài và thường có chỉ số IQ rất cao.
Tuy nhiên, để làm chủ cảm xúc của mình và thấu hiểu cảm xúc của người khác, họ còn cần phải có chỉ số EQ cao không kém.
IQ là chỉ số thông minh, cho biết năng lực trí tuệ của mỗi người. Nó không là một số hằng định mà thay đổi theo thời gian và tuổi tác. Các yếu tố ảnh hưởng đến IQ gồm dinh dưỡng, môi trường, giáo dục, sự rèn luyện và cả di truyền.
Cuối thế kỷ XIX, nhà khoa học người Anh - Francis Galton lần đầu tiên đưa ra khái niệm về chỉ số IQ. Sau đó các nhà khoa học James Cattell, là học trò của Francis Galton và một nhà tâm lý học Pháp - Alfred Binet hoàn thiện khái niệm này qua việc soạn ra các câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra năng lực trí tuệ của trẻ em khi đi học và nhận thấy có mối quan hệ giữa khả năng học với con số đạt được của chỉ số IQ.
Tiếp theo, nhà tâm lý học người Mỹ - Lewis Terman soạn ra những câu hỏi trắc nghiệm phức tạp hơn dành cho người lớn. Nó nhanh chóng trở nên thông dụng trên toàn thế giới.
Các nhà khoa học lừng danh như Albert Einstein - Cha đẻ của thuyết tương đối, Stephen Hawking, Bill Gates - Người sáng lập ra Công ty Phần mềm Microsoft có chỉ số IQ là 160. Nhà phân tâm học người Áo - bác sĩ Sigmund Freud có chỉ số IQ là 156, vị tướng lừng danh trong lịch sử nước Pháp - Napoleon Bonapate là 145, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton là 140.
Người ta “đo” trí khôn dựa theo kết quả trả lời bảng câu hỏi được soạn sẵn, trong thời gian quy định rồi dùng công thức để tính toán. Sau đây là điểm số phân loại chỉ số IQ: 40 - 55: Rất kém; 55 - 70: Chậm phát triển tâm thần; 70 - 85: Kém thông minh; 85 - 115: Trí tuệ bình thường; 115 - 130: Thông minh; 130 - 145: Rất thông minh (có tài); 145 - 160: Thiên tài.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng, chỉ số IQ có liên quan đến sự thành bại trong học tập và công tác. Các nghiên cứu gần đây còn chỉ ra sự liên quan giữa chỉ số IQ với sức khỏe và tuổi thọ, vì những người thông minh thường có kiến thức về việc tự chăm sóc bản thân nhiều hơn những người “kém” thông minh. Họ cũng ăn nói hoạt bát và có duyên hơn vì số lượng từ ngữ được sử dụng nhiều hơn và linh hoạt hơn.
EQ là chỉ số cảm xúc, cho biết khả năng hiểu, quản lý và sử dụng cảm xúc bản thân, đồng thời thấu hiểu được cảm xúc người khác. Chỉ số EQ bao gồm 4 thành phần chính:
- Quản lý cảm xúc: Là khả năng kiểm soát cảm xúc và hành vi, không để xảy ra điều đáng tiếc dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào.
- Nhận thức cảm xúc: Là khả năng nhận ra cảm xúc gây ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi để có một thái độ tích cực, biết được điểm mạnh và yếu của bản thân mà có sự tự tin.
- Nhận thức xã hội: Là khả năng thấu hiểu, đồng cảm và chia sẻ. Nhờ vậy, luôn cảm thấy thoải mái và tạo được vai trò riêng.
- Quản lý các mối quan hệ: Là khả năng tạo ra và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp, bền vững, nhận ra các mối xung đột và tháo gỡ nhẹ nhàng. Đồng thời truyền nguồn cảm hứng và khát vọng cho người khác.
Giống như việc đánh giá chỉ số IQ, để đánh giá chỉ số EQ, các chuyên gia đã nghiên cứu ra các loại bảng biểu để làm test và cho điểm, gồm các mức:
- EQ thấp: Điểm < 84.="" nhóm="" người="" này="" có="" khả="" năng="" nhận="" biết,="" quản="" lý="" cảm="" xúc="" hạn="" chế,="" thường="" gặp="" khó="" khăn="" trong="" việc="" hiểu="" và="" đáp="" ứng="" đúng="" cách="" đối="" với="" cảm="" xúc="" của="" người="">
- EQ trung bình: Điểm từ 85 - 115. Đây là mức điểm phổ biến nhất và chiếm khoảng 68% dân số. Nhóm người này có khả năng nhận biết, quản lý cảm xúc một cách tương đối. Tuy nhiên, để thành công hơn thì cần có nỗ lực tăng cường sự đồng cảm và cải thiện kỹ năng xã hội.
- EQ cao: Điểm từ 116 - 130. Nhóm người này có khả năng nhận biết, hiểu và quản lý cảm xúc một cách hiệu quả. Họ có khả năng điều chỉnh, kiểm soát phản ứng trong mọi tình huống và xây dựng các mối quan hệ tốt.
- EQ xuất sắc: Điểm ≥ 131 được xem là xuất sắc. Chỉ khoảng 2% dân số đạt mức điểm này. Ở mức này, người có trí tuệ cảm xúc vượt trội và sử dụng nó để tạo động lực cho suy nghĩ, hành vi thông minh. Họ có khả năng lãnh đạo, truyền cảm hứng và xử lý xung đột một cách bất ngờ và xuất sắc.
Đâu là điểm khác biệt cơ bản giữa hai chỉ số IQ và EQ?
- Người có chỉ IQ cao: Trí nhớ tuyệt vời, tư duy khoa học, luôn luôn sáng tạo. Rất thành công trong học tập, nghiên cứu. Nhóm người có chỉ số IQ cao bao gồm nhà bác học, nhà khoa học, lập trình viên, nhà nghiên cứu, bác sĩ, kỹ sư…
Tuy nhiên, người có chỉ số IQ cao thường tập trung cho công việc, cho tư duy. Họ là những người thành công nên có thái độ tự tin và tự cao, sống có xu hướng tách biệt và ít thân thiện.
- Người có chỉ số EQ cao: Luôn thấu hiểu nên sống giàu tình cảm, thường giúp đỡ những người xung quanh và nhận được sự yêu mến, tôn trọng. Họ là những người lạc quan và chịu đựng áp lực tốt nhờ vào khả năng quản lý cảm xúc hơn hẳn những người bình thường khác.
Những công việc thường thấy ở nhóm người này là: Triết gia, nhà văn, giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ tâm lý, quản lý nhân sự và lãnh đạo các cấp. Tất cả những công việc này đều cần sự kiên nhẫn và đặc biệt là khả năng định hướng cho người khác. Do vậy, người có chỉ số EQ cao thường thành công trong cuộc sống thực tế hơn là trên lý thuyết.
IQ và EQ đều là những yếu tố rất cần thiết và quan trọng đối với một con người. Qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia đã đi đến kết luận có thể làm ngạc nhiên nhiều người: Để trở thành một người thành công thực sự, con người cần đến 80% EQ và chỉ cần 20% IQ. Chỉ số IQ cao hỗ trợ tốt cho tư duy và tính toán một cách chính xác. Chỉ số EQ cao giúp con người bình tĩnh đưa ra những quyết định có tầm nhìn xa và mang lại lợi ích chung.
Khi xin việc, người sở hữu IQ cao dễ dàng được nhận. Nhưng để làm việc lâu dài và thăng tiến thì cần phải có chỉ số EQ cao. Vậy, khó có thể nói rằng IQ quan trọng hơn hay EQ quan trọng hơn. Điều quan trọng nhất là sự điều phối IQ và EQ sao cho phù hợp với hoàn cảnh để mang đến sự thành công trong công việc và sự hoàn thiện trong cuộc sống.