Chia sẻ giáo viên giỏi với trường vùng khó

24/02/2024, 16:49
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

TPHCM không chỉ giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, mà còn đưa công nghệ đến với thầy trò các trường vùng sâu, xa...

Theo bà Lâm Hồng Lãm Thúy - Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD&ĐT TPHCM, mô hình lớp học số được TPHCM triển khai trong năm học 2022 - 2023, thí điểm ở 2 trường tiểu học ở vùng sâu, xa của TPHCM vừa là thách thức, vừa là thời cơ giúp thầy cô, học sinh thay đổi mạnh mẽ tư duy đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong dạy và học.

Lớp học số không chỉ giải quyết thiếu đội ngũ tại TPHCM mà còn đưa công nghệ về các trường vùng sâu, xa, thay đổi quan điểm của giáo viên ứng dụng công nghệ trong dạy và học, chia sẻ đội ngũ giáo viên giỏi đến trường vùng khó để nâng cao chất lượng dạy và học. Học sinh ở nhiều nơi tham gia tiết học diễn ra trong cùng thời điểm, giúp các trường tiết kiệm nguồn tuyển giáo viên, qua đó kéo gần khoảng cách giữa trường ở vùng ven, ngoại thành với trường ở nội thành.

“Lớp học số sẽ tiếp tục được TPHCM đẩy mạnh triển khai ở các quận, huyện, cùng việc xây dựng trường học thông minh, nhân rộng thêm ở môn Âm nhạc, Mỹ thuật bên cạnh môn Tin học, Tiếng Anh ở các trường còn thiếu giáo viên. Đồng thời qua đó tận dụng đội ngũ giáo viên giỏi ở môn học này chia sẻ giảng dạy cho các trường tiểu học ở vùng xa, đảm bảo 100% học sinh lớp 3 và lớp 4 được học môn Tiếng Anh, Tin học và các khối lớp được học Mỹ thuật, Âm nhạc theo quy định”, bà Thúy cho biết.

Theo ông Nguyễn Bảo Quốc - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM, mô hình lớp học số bước đầu đáp ứng yêu cầu về dạy học phát triển phẩm chất và năng lực học sinh theo định hướng Chương trình GDPT 2018. Thông qua hoạt động “học mà chơi, chơi mà học”, tính tương tác giữa học sinh với giáo viên, học sinh cùng lớp học với nhau được đẩy mạnh, giúp không khí lớp học sôi nổi, phát huy vai trò chủ động của học sinh.

Sở GD&ĐT TPHCM đã yêu cầu phòng GD&ĐT các quận, huyện và TP Thủ Đức lập danh sách đội ngũ giáo viên cốt cán có năng lực, chuyên môn tham gia giảng dạy trực tuyến; Rà soát các trường, điểm trường, số lớp không có đủ điều kiện để thực hiện lớp học số đối với môn Tiếng Anh, Tin học, Mỹ thuật, Âm nhạc; Bố trí đội ngũ giáo viên cốt cán có năng lực dạy học trực tuyến tham gia thực hiện, triển khai lớp học số,…

“Trên cơ sở báo cáo của các phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT TPHCM sẽ xây dựng kế hoạch tổ chức lớp học số, đồng thời thường xuyên thực hiện kiểm tra, giám sát tư vấn và hỗ trợ các đơn vị còn gặp khó khăn; Phối hợp Trung tâm Tư vấn và hỗ trợ chuyển đổi số TPHCM tư vấn giải pháp hoặc tổ chức khảo sát các lớp học số tại cơ sở giáo dục..., đảm bảo thực hiện tốt nhất dạy học môn Tiếng Anh, Tin học, Mỹ thuật, Âm nhạc cho học sinh tiểu học từ năm học 2023 - 2024 theo Chương trình GDPT 2018”, ông Nguyễn Bảo Quốc cho hay.

“Lớp học số là chương trình thiết thực gắn liền với chủ đề ‘Thực hiện hiệu quả chuyển đổi số’ của TPHCM năm 2023. Với những kết quả ban đầu của mô hình lớp học số, khoảng cách giữa trẻ em ở xã đảo so với các quận trung tâm TP đã xích lại gần hơn”, ông Nguyễn Hồ Hải - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM đánh giá.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/chia-se-giao-vien-gioi-voi-truong-vung-kho-post672801.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/chia-se-giao-vien-gioi-voi-truong-vung-kho-post672801.html
Bài liên quan
Lớp học số góp phần giải quyết tình trạng thiếu giáo viên
Tại hội nghị sơ kết một năm thực hiện mô hình Lớp học số, ngày 9/1, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh nhận định, mô hình không chỉ giải quyết bài toán thiếu giáo viên tại các trường ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo mà còn giúp giảm áp lực về nguồn tuyển giáo viên các môn đặc thù như Âm nhạc, Mỹ thuật, Ngoại ngữ, Tin học bậc tiểu học.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chia sẻ giáo viên giỏi với trường vùng khó