Chia vùng tính định mức giáo viên: Chính sách dần sát với thực tế

09/12/2023, 06:34
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Quy định về chia vùng để tính định mức giáo viên và điều chỉnh định mức giáo viên/học sinh nhận được nhiều phản hồi...

Giải quyết bài toán thừa, thiếu giáo viên

Đồng quan điểm, thầy Nguyễn Phúc Lộc – Hiệu trưởng Trường THCS Nghĩa Thắng (Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) cho hay, thực tế nhiều cơ sở giáo dục có sĩ số học sinh vượt chuẩn khá cao (50 - 60 học sinh/lớp). Tuy nhiên, có trường học sĩ số chưa đạt chuẩn.

Thực tế này dẫn đến một số giáo viên thiếu nhiệt huyết, học sinh chịu thiệt thòi khi phải học trong lớp “quá tải”. Với giáo viên dạy lớp học có sĩ số học sinh ít sẽ nhàn hơn nhưng quyền lợi không thay đổi. Điều này dẫn đến bất cập, thiếu công bằng giữa giáo viên dạy lớp đông và ít học sinh. “Tôi tin, những bất cập này sẽ chấm dứt khi Thông tư 20 có hiệu lực”, thầy Nguyễn Phúc Lộc bày tỏ.

Theo thầy Hiệu trưởng Trường THCS Nghĩa Thắng, Thông tư 20 quy định, trường THCS được bố trí tối đa 1,9 giáo viên/lớp là có cơ sở khoa học và hợp tình, hợp lý với thực tiễn. Việc điều chỉnh định mức giáo viên/học sinh hướng tới phù hợp điều kiện vùng, miền. Quy định này cũng làm cơ sở để các địa phương thống nhất chỉ tiêu biên chế, từng bước khắc phục thừa/thiếu giáo viên của ngành Giáo dục thời gian qua.

“Thông tư 20 khá “mở” và linh hoạt” - thầy Nguyễn Phúc Lộc nhận xét, đồng thời viện dẫn: Giả sử địa phương chưa đủ điều kiện cơ sở vật chất nên buộc phải dồn lớp để giảng dạy. Khi đó, sĩ số lớp học sẽ tăng cao. Nếu lớp học quá đông học sinh, nhà trường có thể linh động bố trí 2 giáo viên giảng dạy. Việc này sẽ giải quyết được bất cập về phòng học, giảm áp lực công việc cho giáo viên mà chất lượng giáo dục không ảnh hưởng.

Từ góc độ quản lý, ông Đặng Hữu Dương - Trưởng phòng GD&ĐT Bạch Thông (Bắc Kạn) cho rằng, Thông tư 20 đã tháo gỡ nhiều bất cập; trên hết giải quyết được bài toàn thừa thiếu giáo viên cho các địa phương. Theo Thông tư này, cách tính định mức giáo viên không còn bị “vênh” giữa chính sách với thực tế, bởi các quy định đều bám sát và xuất phát từ thực tiễn.

Ngoài ra, Thông tư 20 khá mở và trao quyền chủ động nhiều hơn cho địa phương. “Cụ thể, UBND cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn xác định các đơn vị cấp xã theo từng vùng làm căn cứ để tính định mức giáo viên cho các cơ sở giáo dục phổ thông. Đối với trường hợp đặc biệt phải bố trí số lượng học sinh/lớp thấp hoặc cao hơn so mức bình quân theo vùng quy định thì UBND cấp tỉnh quyết định định mức số lượng học sinh/lớp phù hợp với thực tế”, ông Đặng Hữu Dương viện dẫn.

Tán thành với quy định về chia vùng để tính định mức giáo viên, song ông Tạ Việt Hùng - Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Giang băn khoăn, những trường có nhiều khu lẻ sẽ thiệt thòi hơn. Chẳng hạn, 1 trường, khối 5 có 60 học sinh ở 3 khu lẻ khác nhau và mỗi khu có 20 học sinh. Tuy nhiên, trường vẫn phải bố trí 3 lớp học.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/chia-vung-tinh-dinh-muc-giao-vien-chinh-sach-dan-sat-voi-thuc-te-post663945.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/chia-vung-tinh-dinh-muc-giao-vien-chinh-sach-dan-sat-voi-thuc-te-post663945.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chia vùng tính định mức giáo viên: Chính sách dần sát với thực tế