Chọn thi 4 môn để đảm bảo công bằng giữa hai hình thức học

20/09/2023, 12:09
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Mới đây, Bộ GD&ĐT đã công bố Dự thảo phương án tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 và xin ý kiến dư luận xã hội.

Bằng tốt nghiệp như nhau, nhưng học sinh Giáo dục thường xuyên thi ít môn hơn. Chúng ta cũng cần nhìn lại vị thế của môn Ngoại ngữ để trả môn này về đúng vị trí là lựa chọn của học sinh có nhu cầu học đại học, du học hoặc đi làm với doanh nghiệp nước ngoài.

Những học sinh “chỉ có mong ước duy nhất học xong 12” sẽ không còn “được ngủ khi ôn thi” trên lớp, và tạo điều kiện học âm nhạc, mĩ thuật, trải nghiệm và sáng tạo.

Theo Tuoitre.vn, năm 2023, cả nước có 1.025.166 thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT, nhưng chỉ có 660.000 (khoảng 66,%) nguyện vọng đại học. Như thế, theo tôi, số thí sinh phải học thâu đêm để thi chiếm 2/3, còn 1/3 phải miễn cưỡng đóng học phí và ôn thi.

Thực tế đang quan niệm thi môn nào thì học môn đó

Một phần, do cuộc đua xếp thứ hạng nên có trường đã cắt xén chương trình môn không thi. Hình như, sự “ngầm chấp nhận của các bên liên quan” đã lây lan. Một phần, do quan niệm môn chính môn phụ, học để đi thi, học gì để kiếm nhiều tiền trở thành xu thế...

Khi những chỉ đạo và Kế hoạch nhà trường, nhất là kiểm tra đánh giá không còn môn chính môn phụ, giáo viên sẽ phải thay đổi phương pháp dạy và học trò thay đổi phương pháp học, và tác động nhân dân phải thay đổi mục tiêu học của con hướng đến năng lực và đam mê.

Thỏa mãn nhu cầu học theo năng lực, sở trường và định hướng nghề nghiệp của thí sinh

Mục tiêu của Giáo dục phổ thông thời nào, quốc gia nào cũng nhằm trang bị những hiểu biết nền tảng và kỹ năng cơ bản. Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 thống nhất với những yêu cầu cần đạt, dù học theo bộ sách giáo khoa nào, với 2 môn bắt buộc và 2 môn lựa chọn thi tốt nghiệp sẽ thỏa mãn nhu cầu học theo năng lực, sở trường và định hướng nghề nghiệp của thí sinh.

Mặt khác, Phương án 1, thi 6 môn, theo tôi là ít tạo biến động về dạy và học, thi và tuyển sinh theo Chương trình Giáo dục 2006 với nội dung bài học và phương pháp dạy và học, kiểm tra, đánh giá hiện nay.

Được biết, từ những năm 1995, chúng ta đã xây dựng và thực hiện thí điểm Chương trình phân Ban Tự nhiên và Xã hội, chúng ta đã dự kiến thi đại học 4 môn, ban Tự nhiên thêm Ngữ văn và ban Xã hội thêm môn Toán, tương tự như Phương án 2. (Toán, Lý, Hóa và Văn hoặc Văn, Sử, Địa và Toán) nhằm chống học lệch.

Tiếc rằng, sau những lùm xùm của “lò luyện” thi theo bộ đề và bệnh thành tích cho phép tổ chức thi 2 đợt tốt nghiệp THPT đã làm chương trình phân ban bị lãng quên mau chóng. Học lệch càng trầm trọng vì được khuyến khích bởi đề thi nghiêng về kiểm đếm đơn vị kiến thức, nếu muốn đạt điểm giỏi phải học thêm và học thuộc, nhớ nhiều.

Tuyển sinh vào lớp 10 của các tỉnh mấy năm nay không phụ thuộc vào thi mấy môn, học mấy môn. Những năm qua, thi nhiều môn nên học nhiều môn để thi nhưng trừ môn học để xét đại học, hiểu biết của phần lớn học sinh hiện nay về tri thức và kỹ năng phổ thông nền tảng vẫn rất nhỏ bé.

Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 đã thay đổi hoàn toàn từ nội dung bài học, phương pháp dạy và học, tất nhiên, kiểm tra, đánh giá và thi cũng cần thay đổi. Thi 4 môn của Phương án 2 là "hợp lòng dân ý Đảng", góp phần định hướng cho người dạy, người học và toàn dân về giáo dục phải hướng đến mục tiêu phát triển con người Việt Nam toàn diện về nhân cách và trí tuệ.

Bài viết đăng theo quan điểm của tác giả Nguyễn Văn Lự!

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/chon-thi-4-mon-de-dam-bao-cong-bang-giua-hai-hinh-thuc-hoc-post654063.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/chon-thi-4-mon-de-dam-bao-cong-bang-giua-hai-hinh-thuc-hoc-post654063.html
Bài liên quan
Chăm lo cho học sinh nội trú t rước kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
Chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, các trường dân tộc nội trú (DTNT) đã chủ động xây dựng kế hoạch dạy học, ôn luyện sát với chương trình.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chọn thi 4 môn để đảm bảo công bằng giữa hai hình thức học