Chuẩn bị giáo viên cho năm học mới cần giải pháp tổng thể

Minh Phong | 21/08/2022, 16:50
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Chuẩn bị giáo viên cho năm học mới cần giải pháp tổng thể để đảm bảo phương châm: “Nơi nào có học sinh, nơi đó có giáo viên”.

Trên tinh thần đó, các địa phương trong tỉnh cũng xây dựng kế hoạch chỉ tiêu tuyển dụng, sử dụng giáo viên theo quy định, đảm bảo phù hợp với thực tiễn. Chúng tôi sẽ giám sát để việc tuyển dụng, sử dụng giáo viên hiệu quả, hợp lý, tránh lãng phí nguồn nhân lực.

Cùng với vấn đề đội ngũ giáo viên, tỉnh Nghệ An cũng chú trọng sáp nhập các điểm lẻ về điểm trường chính, nhất là với cấp tiểu học nhằm thuận lợi cho việc dạy – học theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018; trong đó có môn Tin học, Ngoại ngữ…

Hiện, toàn tỉnh có hơn 1.400 điểm trường, chủ yếu rơi vào các huyện vùng núi cao. Theo kế hoạch, mỗi năm, các huyện sắp xếp khoảng 40 - 50 điểm lẻ về điểm trường. Chúng tôi sẽ làm thận trọng, từng bước để việc dồn dịch điểm trường thực sự hiệu quả.

Đại biểu Quốc hội Lê Thu Hà (đoàn Lào Cai): Cần sự vào cuộc của hệ thống chính trị

Chuẩn bị giáo viên cho năm học mới: Giải pháp tổng thể, dài hơi ảnh 3
Đại biểu Quốc hội Lê Thu Hà.

Những năm qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 đặt mục tiêu: Đến năm 2025 tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường trên 98%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học trên 97%, THCS trên 95%, THPT trên 60% và người từ 15 tuổi trở lên đọc thông viết thạo tiếng phổ thông trên 90%.

Để đạt được mục tiêu trên, trong 3 năm tới, ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học rất cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Trước hết, ngành Nội vụ và các cấp chính quyền quan tâm đến đội ngũ giáo viên ở miền núi cả về số lượng, chất lượng và chế độ, chính sách.

Hiện nay, hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc đều thiếu giáo viên. Do vậy, một số địa phương chỉ ưu tiên mở các lớp mẫu giáo 5 tuổi để chuẩn bị tiếng Việt cho học sinh trước khi vào lớp 1. Có địa phương ưu tiên giáo viên để dạy cấp tiểu học và THCS. Điều này đặt ra vấn đề: Trẻ từ 0 đến 4 tuổi ở vùng sâu, vùng xa đối diện với nguy cơ khó có khả năng đến trường. Trong khi lộ trình giai đoạn 2022 - 2026 vẫn thực hiện tinh giản 10% trong đó có đội ngũ giáo viên.

Thực tế cho thấy, với số lượng biên chế thời điểm cuối năm 2021, ngành Giáo dục các tỉnh miền núi phải căng hết sức mới đảm trách được nhiệm vụ. Nếu tiếp tục cắt giảm 10% trong giai đoạn tới sẽ ảnh hưởng tới tỷ lệ học sinh chuyên cần, chất lượng phổ cập giáo dục miền núi, tiểu học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.

Mặt khác, do điều kiện kinh tế - xã hội của vùng còn khó khăn nên khả năng đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao tỷ lệ tự chủ tài chính, giảm số người hưởng lương từ ngân sách của các đơn vị sự nghiệp công lập ở khu vực này không nhiều. Do vậy, đề nghị Chính phủ khi giao chỉ tiêu giảm biên chế trong giai đoạn tới không cào bằng tỷ lệ 10% đối với các tỉnh miền núi, vùng cao.

“Việc duy trì sĩ số học sinh của các lớp học, cấp học ở trường miền núi là nhiệm vụ quan trọng. Nếu chỉ riêng tuyên truyền, vận động của ngành Giáo dục và các thầy, cô giáo vẫn chưa đủ, mà cần có sự vào cuộc của hệ thống chính trị tại các cơ sở thông qua công tác vận động, cơ chế giám sát và chế tài cụ thể; trong đó cần phát huy vai trò của đội ngũ bí thư chi bộ, trưởng thôn, bản và người có uy tín” - đại biểu Quốc hội Lê Thu Hà bày tỏ.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/chuan-bi-giao-vien-cho-nam-hoc-moi-giai-phap-tong-the-dai-hoi-post604337.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/chuan-bi-giao-vien-cho-nam-hoc-moi-giai-phap-tong-the-dai-hoi-post604337.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuẩn bị giáo viên cho năm học mới cần giải pháp tổng thể