Chuẩn cơ sở giáo dục đại học tạo động lực nâng cao chất lượng

17/03/2024, 18:09
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư số 01/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 01) về chuẩn cơ sở giáo dục đại học.

Tương tự, tiêu chí “số lượng công bố khoa học và công nghệ với cơ sở giáo dục đại học có đào tạo tiến sĩ không phải trường đào tạo ngành đặc thù không thấp hơn 0,6 bài/năm” thuộc tiêu chuẩn 6 về nghiên cứu và đổi mới sáng tạo là một bài toán khó.

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn, muốn làm được điều này, phải đặt ra lộ trình phấn đấu cụ thể, đồng thời phải có nguồn kinh phí dồi dào để hỗ trợ, thưởng cho giảng viên nghiên cứu và công bố khoa học. Cũng theo ông Nguyễn Xuân Hoàn, ở tiêu chuẩn này, tiêu chí “tỷ trọng thu từ các hoạt động khoa học và công nghệ trên tổng thu của cơ sở giáo dục đại học có đào tạo tiến sĩ (có tính trọng số theo lĩnh vực), tính trung bình trong 3 năm gần nhất không thấp hơn 5%” không dễ.

“Chẳng hạn, với một trường đại học có doanh thu 1.000 tỷ đồng, theo quy định này cần phải có nguồn thu từ khoa học và chuyển giao công nghệ là 50 tỷ. Trong khi đó, hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn có tư duy ‘xài chùa’ hoặc công rất rẻ cho những kết quả nghiên cứu nên hiệu quả thu về từ hoạt động này không cao”, PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn nói.

ThS Phùng Quán, Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM) cho biết, qua rà soát sơ bộ, các tiêu chí thuộc tiêu chuẩn 1 tổ chức và quản trị của nhà trường (do đơn vị này phụ trách) đều đạt. Hiện, các vị trí lãnh đạo chủ chốt (chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng) của nhà trường được kiện toàn. Nhà trường có hệ thống văn bản quy chế, quy định nội bộ đã được ban hành đầy đủ theo quy định của Luật Giáo dục Đại học.

Ngoài ra, trường cũng ban hành chiến lược, kế hoạch phát triển. Riêng các tiêu chí về cơ sở vật chất, giảng viên… nhà trường vẫn đang trong giai đoạn kiểm kê, tính toán bởi quá trình này mất nhiều thời gian, liên quan đến nhiều phòng, ban. “Thực ra các tiêu chuẩn về cơ sở giáo dục đại học trước đây đã có, các trường cũng phải thực hiện rồi. Bộ tiêu chí mới theo Thông tư 01 ra đời, các trường phải rà soát lại để điểm nào chưa đạt thì hoàn thiện”, ông Phùng Quán cho hay.

Khu giảng đường của Trường Đại học Nông Lâm TPHCM. Ảnh: Mạnh Tùng
Khu giảng đường của Trường Đại học Nông Lâm TPHCM. Ảnh: Mạnh Tùng

Động lực để phấn đấu

TS Lê Đông Phương, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đại học (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) cho rằng, tinh thần của Thông tư 01 không bắt buộc các trường phải đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí ngay lập tức mà tạo điều kiện cho sự chuẩn bị với mốc thời gian 2030. “Việc công bố tiêu chí lúc này mang tính thông báo cho các trường, để họ căn cứ vào các tiêu chuẩn, tiêu chí đó, có sự điều chỉnh phù hợp. Có thể hiểu, đây là một động lực để các trường chuẩn bị, đáp ứng bộ tiêu chuẩn mới”, TS Phương đánh giá.

Không chỉ các trường đại học tư thục mà ở khối công lập, nhiều trường gặp nhiều khó khăn để đạt được tiêu chuẩn về cơ sở vật chất; trong đó phần lớn là thiếu đất. Có nhiều trường đại học chỉ có quy mô diện tích 2 - 3ha trong nội thành nhưng tuyển sinh hàng nghìn chỉ tiêu đại học mỗi năm.

“Trước đây, khi chưa có chuẩn cơ sở giáo dục đại học, các trường có thể cho qua các tiêu chí này, hoặc nhiều trường tìm cách lách quy định về đảm bảo cơ sở vật chất. Bây giờ, họ phải có kế hoạch tăng cường việc đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất hoặc điều chỉnh quy mô đào tạo cho phù hợp với thực trạng”, TS Lê Đông Phương cho biết.

Cũng theo TS Lê Đông Phương, chuẩn cơ sở giáo dục đại học chính là cơ sở để thực hiện Đề án Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 mà Bộ GD&ĐT đang triển khai xây dựng. Đây sẽ là căn cứ để các địa phương bố trí đất đai, cơ sở vật chất, đáp ứng theo đúng chuẩn.

Để đạt theo tiêu chuẩn của Thông tư 01, theo lãnh đạo các trường đại học, để bên cạnh sự “tự thân vận động” rất cần sự hỗ trợ từ các cơ quan chủ quản, địa phương. PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn cho biết, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường sẽ được cải thiện nếu thời gian tới đây, trường tiếp nhận trụ sở của một viện thuộc Bộ Công Thương.

Nguồn thu nhà trường cũng sẽ cải thiện nếu bộ chủ quản có chính sách để các doanh nghiệp đặt hàng các dự án nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ với trường. “Hoặc diện tích sàn xây dựng có thể được nâng nếu TPHCM hỗ trợ các trường từ nguồn quỹ đất dành cho giáo dục”, ông nói.

Bên cạnh đó, tỷ lệ giảng viên toàn thời gian có trình độ tiến sĩ là tiêu chí được nhiều trường đại học ngoài công lập lo lắng. Bởi “tỷ lệ không thấp hơn 40% và từ năm 2023, không thấp hơn 50% với cơ sở giáo dục có đào tạo tiến sĩ” là quá cao – theo nhận định của một lãnh đạo trường tư thục ở TPHCM. Một số trường đề xuất tỷ lệ này áp dụng theo từng ngành/nhóm ngành, không nên tính chung trên toàn trường.

Cuối tháng 2/2024, Hội đồng Hiệu trưởng các trường đại học trên địa bàn TPHCM (Hội đồng Hiệu trưởng) tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2023 và thông qua chương trình hoạt động trong năm 2024.

Ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TPHCM, Chủ tịch Hội đồng khẳng định quyết tâm của TPHCM trong việc đầu tư, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực và giáo dục đại học.

Theo đó, thành phố sẽ giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp lý, đất đai, quy hoạch để các trường đại học phát huy nguồn lực đất đai trong đầu tư và phát triển. Đồng thời, thành phố sẽ thông qua chương trình kích cầu đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, sẽ nghiên cứu chính sách cho vay. Nhiều trường đại học trước đây đã hưởng thụ từ chương trình này và rất có hiệu quả.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/chuan-co-so-giao-duc-dai-hoc-tao-dong-luc-nang-cao-chat-luong-post675570.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/chuan-co-so-giao-duc-dai-hoc-tao-dong-luc-nang-cao-chat-luong-post675570.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuẩn cơ sở giáo dục đại học tạo động lực nâng cao chất lượng