Chuẩn hóa giáo viên mầm non: Nâng chất từ hoạt động bồi dưỡng

Minh Phong | 13/01/2023, 13:30
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non bảo đảm chuẩn hóa về chuyên môn là nhiệm vụ quan trọng...

Bên cạnh đó, quá trình bồi dưỡng cần đủ thời gian cho người học được thực hành, trao đổi, rút kinh nghiệm; liên kết nội dung các chuyên đề bồi dưỡng với thực tế ở các cơ sở giáo dục mầm non. Hình thức tập huấn, bồi dưỡng cần đa dạng và đổi mới. Chẳng hạn, có thể sử dụng phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm, làm các bài tập thông qua việc tương tác như Kahoot, Quiz, Padlet… Quá trình bồi dưỡng cần tiến hành liên tục, có kiểm tra, đánh giá. Bồi dưỡng có thể thực hiện thông qua các hình thức như trực tiếp, trực tuyến để người học rộng cơ hội tham gia học tập.

Nhấn mạnh, đội ngũ giáo viên mầm non là yếu tố then chốt, TS Đặng Lan Phương - Phó Trưởng khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội - khẳng định, giáo viên mầm non góp phần tạo sự khởi đầu để trẻ phát triển chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính bền vững; cùng với đó là kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi. Đồng thời, khơi dậy những khả năng tiềm ẩn, chuẩn bị tốt cho trẻ vào tiểu học và sự phát triển trong các giai đoạn sau.

Chính vì vậy, đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên mầm non ở các cơ sở giáo dục và giảng viên chủ chốt tại trường sư phạm là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Để phát triển, nâng cao năng lực của giảng viên mầm non, cần thực hiện một số giải pháp như: Tăng cường các khóa đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục ở cơ sở đào tạo giáo viên mầm non. Mở rộng hợp tác giữa cơ sở đào tạo giáo viên mầm non trên cả nước, trong khu vực và trên thế giới. Qua đó, giảng viên có cơ hội tiếp cận, trao đổi, học tập kinh nghiệm giáo dục mầm non với đồng nghiệp trong nước và quốc tế.

Mặt khác, tiếp tục tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học cho giảng viên. Các trường sư phạm cần thiết lập mối liên hệ chặt chẽ với cơ quan quản lý giáo dục, trường mầm non. Trên cơ sở đó, giảng viên được tiếp cận với thực tiễn và công tác chỉ đạo của ngành, giúp cho nội dung giảng dạy phù hợp với thực tiễn hơn.

Theo TS Vũ Minh Đức – Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT), Luật Giáo dục 2019 và Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo đều nhấn mạnh đến vai trò, vị trí của giáo dục mầm non. Đây là cấp học đầu tiên, đặt nền móng cho phát triển nhân cách của người Việt Nam.

Với nhận thức như vậy, những năm qua, Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách liên quan đến giáo dục mầm non. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức xã hội đã quan tâm đến việc xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ, xây dựng chương trình chất lượng đào tạo của ngành Giáo dục Mầm non.

TS Vũ Minh Đức cho biết, những năm gần đây, giáo dục mầm non đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, so với yêu cầu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, vẫn cần tiếp tục cố gắng nhiều hơn nữa để có được cơ sở vật chất, cũng như đội ngũ giáo viên thực sự đáp ứng yêu cầu.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/chuan-hoa-giao-vien-mam-non-nang-chat-tu-hoat-dong-boi-duong-post622625.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/chuan-hoa-giao-vien-mam-non-nang-chat-tu-hoat-dong-boi-duong-post622625.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuẩn hóa giáo viên mầm non: Nâng chất từ hoạt động bồi dưỡng