Sai lầm thứ năm là “Sợ trượt – mất lượt trường tốt”. Các em sẽ căn cứ điểm chuẩn 3 năm gần nhất để dự đoán điểm chuẩn năm nay tăng hay giảm để cân nhắc có nên vào trường này hay không. Vì tâm lý sợ này, các em sẽ mất cơ hội học tập ở ngôi trường tốt hơn.
Sai lầm thứ sáu là “chọn sở thích nhưng không thực tế”. Nhiều em có suy nghĩ học gì sau ra làm cái đó, nên một số ngành có tên rất hay và hấp dẫn, đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Nghe tên đã thích mà không tìm hiểu kỹ xem ngành đó ra trường làm gì, xu hướng thị trường lao động thế nào. Không làm được việc, thất vọng, chán nản, phải học lại và tìm cơ hội khác thì rất lãng phí.
Chọn thế nào cho chính xác
TS Hà giới thiệu lý thuyết chọn lựa nghề nghiệp lý tưởng, phải có sự đan xen giữa đam mê, nhu cầu và năng lực. Chọn cái gì mình giỏi nhất, cái gì làm ra tiền và cái gì mình thích nhất, đó là lựa chọn tốt nhất. Nhưng đó là lý thuyết, còn thực tế như thế nào? Xã hội có hàng vạn công việc ngành nghề khác nhau nhưng có 6 nhóm lĩnh vực ngành nghề đang thu hút nhiều nguồn nhân lực là Nhóm 1 là nhóm kỹ thuật, công nghệ. Nhóm 2 là thương mại tài chính, quản trị kinh doanh. Nhóm 2 là dịch vụ truyền thông, du lịch, khách sạn, chăm sóc sức khỏe, thời trang, thương mại. Nhóm 3 là công việc liên quan hành chính, an ninh, quân đội, tòa án, làm việc ở các cơ quan công quyền. Nhóm 5 là liên quan đến nghệ thuật như ca hát, nội thất… Nhóm 6 là lĩnh vực liên quan giáo dục, y tế, nghiên cứu.
Vậy chúng ta lựa chọn lĩnh vực nào? PGS.TS Phạm Mạnh Hà khuyên, hãy căn cứ vào năng lực của mình để lựa chọn lĩnh vực phù hợp. Các nhóm năng lực tương ứng với lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể, chúng ta phải biết mình có năng lực gì. Từ đó, những nghề nghiệp nào mình làm được. Trên cơ sở xác định được nhóm nghề phù hợp với năng lực, tìm ra nghề mình thích nhất để lựa chọn học tập.
Ví dụ có khả năng liên quan sửa chữa, lắp ráp, vận hành thiết bị máy móc thì chúng ta làm tốt công việc liên quan đến kỹ thuật, công nghệ, công nghệ thông tin, sản xuất trực tiếp… Đồng thời có thể làm các công việc liên quan đến hành chính, an ninh, tòa án, quân đội… nhưng với vị trí khác nhau.
Có năng lực tư duy logic, học giỏi toán thì chọn nghiên cứu, giáo dục, y học, công nghệ, thương mại, tài chính, đầu tư, sản xuất kinh doanh. Nếu có năng lực giao tiếp ngôn ngữ thì chọn dịch vụ truyền thông, du lịch, thương mại, tài chính. Năng lực tuân thủ nguyên tắc thì chọn công việc hành chính, hay sáng tạo thì chọn lĩnh vực nghệ thuật. Định hướng năng lực phù hợp với nhóm nghề là quan trọng nhất.
Nguyên tắc cuối cùng, chúng ta chỉ chọn nghề đó khi chúng ta có năng lực và rất thích.