Trong đó nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học để phục vụ cộng đồng và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế là một trong những ưu tiên hàng đầu của tất cả các trường đại học. Để hiện thực hóa sứ mệnh này, hợp tác quốc tế được coi là trụ cột then chốt. Trường ĐH Ngoại thương đã nỗ lực rất nhiều trong việc mở rộng mạng lưới, phát triển chương trình đào tạo, trao đổi sinh viên, tổ chức các sự kiện quốc tế như hội thảo, tọa đàm, v.v. Nhờ đó, đã gặt hái được những thành công nhất định.
Tham luận tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận về nhiều vấn đề về kinh tế - kinh doanh hướng tới xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững và bao trùm tại 2 phiên toàn thể và 11 phiên thảo luận song song như: vai trò của quản lý nhà nước, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghệ cao, quản trị tuân thủ, quyền sở hữu trí tuệ, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế xanh.
Nhiều tham luận đã nhấn mạnh đến ý nghĩa của chuyển đổi số, quản trị nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng suất lao động, tác động của các hiệp định thương mại tự do tới hoạt động xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, logistics và quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, kinh doanh xã hội, các tác động của đại dịch Covid 19 tới các mặt kinh tế - xã hội.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với quá trình hội nhập quốc tế để cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế số, xã hội số, coi đây là nhân tố quyết định để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp làm trung tâm.
Đây là những vấn đề có tính chất sống còn để xây dựng và phát triển nền kinh tế bền vững, sáng tạo và bao trùm. Hội thảo này càng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, là diễn đàn để các đại biểu tham gia cùng nhau trao đổi, thảo luận về các vấn đề có tính chất toàn cầu, toàn dân, toàn diện.- PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương.