Chuyên gia Nga đánh giá về việc mở rộng BRICS, tác động đối với Nga và Ukraine

Công Thuận | 27/08/2023, 10:30
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Các sáng kiến ​​hòa bình về Ukraine do Trung Quốc và một nhóm nước châu Phi đưa ra có thể mang lại kết quả trong tương lai nếu tình hình trên chiến trường thay đổi.

Vào ngày 1/1/2024, Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE), Iran, Ethiopia, Ai Cập và Argentina dự kiến sẽ trở thành thành viên chính thức của BRICS, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa tuyên bố tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ 15 của tổ chức này ở Johannesburg mới đây. Ông Ramaphosa khẳng định: "BRICS đã bắt tay vào một chương mới trong nỗ lực xây dựng một thế giới công bằng, bình đẳng, hòa nhập và thịnh vượng".

Nhận định về vấn đề trên với tờ Vedomosti (Nga), Viktor Heifetz, Giáo sư tại Đại học St. Petersburg và là nhà nghiên cứu hàng đầu tại Viện Nghiên cứu Mỹ Latinh thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết lý do cơ bản để đưa các quốc gia mới vào khối, ngoại trừ Ethiopia, là do những gì họ mang lại trên bàn đàm phán về lợi thế kinh tế và hậu cần.

Ví dụ, UAE là một trung tâm tài chính khu vực, trong khi Ai Cập có lợi thế về hậu cần thông qua kênh đào Suez và đóng vai trò là cầu nối giữa thế giới Arập và châu Phi. "Họ có những mối quan tâm khác nhau. Argentina cần các khoản vay, đầu tư, họ quan tâm đến việc chuyển sang thanh toán bằng tiền tệ quốc gia. Phần còn lại mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và xây dựng chuỗi hậu cần mới", Giáo sư Heifetz nhận định.

Về phần mình, Fyodor Lukyanov, Tổng biên tập tạp chí Các vấn đề toàn cầu của Nga, cho rằng việc kết nạp những thành viên mới vào BRICS là kết quả của sự thỏa hiệp trong những cuộc đàm phán giữa các nhà lãnh đạo. Theo chuyên gia này, trước đây BRICS phải đối mặt với sự lựa chọn giữa việc mở rộng về số lượng hoặc tăng cường về chất lượng. Chuyên gia Lukyanov nêu rõ: “Cuối cùng, những người tham gia hội nghị đã chọn phương án đầu tiên".

Trong cuộc phỏng vấn với tờ Nezavisimaya Gazeta cũng của Nga, Alexander Lukin, Giám đốc Viện Trung Quốc và châu Á đương đại thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, lưu ý: “Thật sai lầm khi nói về một số khác biệt không thể vượt qua về quan điểm giữa các thành viên BRICS. Các thành viên sẽ hỗ trợ vai trò lớn hơn của các nước không thuộc phương Tây trong hệ thống quản trị toàn cầu. Giữa họ không có sự khác biệt lập trường về vấn đề này.

Đánh giá về việc liệu vấn đề mở rộng khối có lợi thế cho Nga cũng như ảnh hưởng đến Ukraine hay không, chuyên gia Lukin nói: "Nga sẽ đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên của BRICS [trong năm tới] nhưng đây là vai trò kỹ thuật. Vấn đề trên sẽ không mang lại cho [Moskva] bất kỳ lợi thế nào, càng không liên quan đến Ukraine, quốc gia không thuộc BRICS".

Trong khi đó, Vasily Kashin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Toàn diện châu Âu và Quốc tế tại Trường Kinh tế Moskva (Đại học HSE), nói với Nezavisimaya Gazeta rằng các quốc gia được mời tham gia BRICS chính xác là những nước mà đa số thành viên muốn họ có mặt trong nhóm này. Ông cũng chỉ ra rằng các sáng kiến ​​hòa bình về Ukraine do Trung Quốc và một nhóm nước châu Phi đưa ra có thể mang lại kết quả trong tương lai nếu tình hình trên chiến trường thay đổi.

Theo Báo tin tức
https://baotintuc.vn/phan-tichnhan-dinh/chuyen-gia-nga-danh-gia-ve-viec-mo-rong-brics-tac-dong-doi-voi-nga-va-ukraine-20230826185621315.htm
Copy Link
https://baotintuc.vn/phan-tichnhan-dinh/chuyen-gia-nga-danh-gia-ve-viec-mo-rong-brics-tac-dong-doi-voi-nga-va-ukraine-20230826185621315.htm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
  • Nhiều dư địa để khởi nghiệp nông nghiệp
    14 phút trước Hướng nghiệp
    Nông nghiệp đang trở thành ngành thu hút nhiều bạn trẻ khởi nghiệp, với khát vọng làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương.
  • Nghị quyết 57 là cơ hội có một không hai với các nhà khoa học
    một giờ trước Giáo dục
    Trao đổi với phóng viên báo Tin tức, PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh cho rằng, Nghị quyết số 57 và cùng với chính sách mới được Quốc hội ban hành sẽ là cơ hội có một không hai với các nhà khoa học. Đó là minh chứng cho niềm tin của Đảng, Nhà nước với các nhà khoa học; tạo cơ chế thông thoáng để các tổ chức, doanh nghiệp đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước khi bước vào kỷ nguyên mới.
  • Quảng Bình: Sẽ khởi công xây dựng điểm trường lẻ Tân Mỹ trước ngày 30/4
    một giờ trước Giáo dục
    Liên quan đến vụ việc hàng trăm học sinh điểm trường lẻ khối Tân Mỹ nghỉ học từ sau Tết Nguyên đán, thầy Phan Tiến Lâm, Hiệu trưởng Trường Tiểu học số 1 phường Quảng Phúc (thị xã Ba Đồn, Quảng Bình) cho biết, đến sáng 24/2 đã có 11 học sinh đi học trở lại. Trong đó, có 9 học sinh lớp 2, một em lớp 1 và một học sinh lớp 4.
  • Lan tỏa hiệu quả mô hình song ngữ
    một giờ trước Giáo dục
    Từ kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam có thể rút ra bài học để xây dựng hệ thống học liệu điện tử song ngữ và môn học khác bằng tiếng Anh.
  • Trường học náo nhiệt hơn sau lệnh cấm điện thoại
    2 giờ trước Giáo dục
    Tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil, học sinh tích cực tham gia hoạt động ngoài trời sau khi chính phủ cấm điện thoại di động trong trường học.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyên gia Nga đánh giá về việc mở rộng BRICS, tác động đối với Nga và Ukraine