Theo quy định, đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian. Sau khi đỗ xe, người điều khiển phương tiện chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết.
“Với hành vi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm (trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe), người điều khiển ô tô sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt), sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Nếu lỗi trên gây tai nạn giao thông, tài xế điều khiển ô tô sẽ bị bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng” – luật sư Kiên nói.
Với xe máy, luật sư Kiên cho biết, trong trường hợp bị xác định có hành vi vi phạm “không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông”, người điều khiển xe máy sẽ bị xử phạt từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.
Với hành vi không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển, ngồi trên xe máy tham gia giao thông trên đường bộ, tài xế điều khiển xe mô tô, xe gắn máy sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.