Vì vậy, các nhà xuất bản đang phối hợp Bộ GD&ĐT cùng tổ chức tập huấn cho các báo cáo viên, được tuyển chọn từ các chuyên gia, các nhà khoa học những người trực tiếp tham gia biên soạn chương trình, chủ biên các sách giáo khoa... cho các báo cáo viên.
Thứ trưởng Độ nhấn mạnh các báo cáo viên là những người được tuyển chọn từ các chuyên gia, các nhà khoa học, người trực tiếp tham gia biên soạn chương trình, chủ biên các sách giáo khoa…để sau đó tiếp tục tập huấn cho giáo viên, đưa sách giáo khoa các lớp 4, 8, 11 bộ Cánh Diều vào giảng dạy tại các nhà trường từ năm học 2023-2024.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ. Ảnh: VTC News. |
Để đưa sách giáo khoa mới đi vào hoạt động dạy và học ở các cơ sở giáo dục phổ thông, công tác tập huấn giáo viên sử dụng sách giáo khoa là một khâu then chốt, có ý nghĩa quyết định.
"Chính vì vậy, cần tập huấn với tinh thần là tất cả báo cáo viên hiểu sâu sắc về điều này, từ ý tưởng xây dựng bài dạy đã qua thử nghiệm và được bảo đảm phản ánh đúng tinh thần của chương trình giáo dục phổ thông vào trong sách", Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, bộ sách Cánh Diều đã lựa chọn được các chuyên gia xuất sắc và sau khi tập huấn xong, thì các chuyên gia này sẽ được tổ chức về các địa phương tập huấn cho giáo viên.
Bộ sách giáo khoa Cánh Diều theo chương trình giáo dục phổ thông mới do 4 đơn vị gồm: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP.HCM, Nhà xuất bản Đại học Huế và Công ty Đầu tư xuất bản - Thiết bị giáo dục Việt Nam (VEPIC) liên kết, phối hợp tổ chức biên soạn, xuất bản.