Thực tế cho thấy, sau một thời gian học tập, nhiều sinh viên phát hiện mình chọn sai trường, sai ngành học. 

Ngoài ra, cơ sở đào tạo, trụ sở chính (hoặc phân hiệu) phải có đủ điều kiện bảo đảm chất lượng, chưa vượt quá năng lực đào tạo đối với chương trình, ngành đào tạo đó theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT. Được sự đồng ý của cơ sở đào tạo – cả nơi chuyển đi và chuyến đến.

Theo các chuyên gia, vấn đề chuyển ngành, chuyển cơ sở đào tạo không phải là mới. Ở nhiều nước trên thế giới, đây là hoạt động bình thường của các trường đại học. Tuy nhiên, ở Việt Nam, sau khi Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 08, hoạt động này mới thực sự “chuyển động”. Đơn cử như, Quy chế đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội cho phép sinh viên chuyển ngành học sau năm thứ nhất nếu đáp ứng một số điều kiện. Quy chế này áp dụng với sinh viên khóa tuyển sinh từ năm 2022 trở đi.

Hay như nhóm 10 trường khối Kinh tế đã ký thỏa thuận trao đổi sinh viên và công nhận tín chỉ của nhau hồi cuối tháng 10 năm nay. Theo đó, sinh viên được đăng ký học tập 1 - 2 học kỳ ở các trường trong nhóm, mỗi kỳ từ 12 - 25 tín chỉ và được chuyển đổi kết quả học tập.

Có thể nói, những quy định của Thông tư 08 đã mở thêm quyền lợi cho sinh viên và tiệm cận với đào tạo trình độ đại học tại các nước phát triển. Chẳng hạn, tại Mỹ, sinh viên có thể đăng ký học bất kỳ môn học nào tại các trường đại học khác trường mình đang học. Trường đại học mà sinh viên đang học có trách nhiệm xem xét và công nhận các tín chỉ này.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/co-hoi-sua-sai-post619013.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/co-hoi-sua-sai-post619013.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cơ hội 'sửa sai'