Có nên khai thác đất hiếm ở Việt Nam?

20/10/2023, 08:27
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Dù Việt Nam có nguồn trữ lượng đất hiếm lớn thứ 2 thế giới song giá trị kinh tế của đất hiếm không cao.

Đánh đổi môi trường nếu khai thác

GS Nguyễn Quang Liêm, Viện Khoa học Vật liệu cho biết, đất hiếm là nguyên liệu quan trọng dùng để sản xuất các linh kiện trong điện thoại di dộng, pin năng lượng, mô tơ điện hiệu suất cao, tivi màn hình phẳng, thiết bị quốc phòng và các công nghệ năng lượng sạch khác. Đất hiếm ngày càng đóng vai trò lớn với các ngành công nghiệp và tương lai của thế giới.

Khai thác đất hiếm cho lợi nhuận thấp, phá hoại môi trường, ô nhiễm bụi bặm. Từ quặng thô, làm giàu lên phải sử dụng rất nhiều hóa chất, lợi nhuận kinh tế rất thấp trong khi chất thải của chế biến là phóng xạ độc hại. Đến giai đoạn tách ra từng nguyên tố nhưng cũng đem lại lợi nhuận rất thấp, vẫn phải sử dụng những hóa chất độc hại

Theo TS Dương Văn Nam, Viện Khoa học Vật liệu, để chiết xuất 1 tấn sản phẩm đất hiếm cần đến lượng nước và hóa chất cực lớn. Khảo sát ở Trung Quốc cho thấy, để sản xuất ra 1 tấn đất hiếm thì tốn khoảng 50 tấn quặng, 1,9 tấn nước, 12,32 tấn NaCl, 1,64 tấn NaOH, 1,17 tấn HCl, 4,41 tấn H2SO4. Ngoài ra sẽ phá hủy 200m2 thảm thực vật, tạo ra 2.000m3 chất thải.

PGS.TS Hoàng Anh Sơn, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Vật liệu cho biết, thực trạng công nghệ hiện nay, về công nghệ tuyển, hiệu quả và chất lượng tuyển không cao, hàm lượng và tỷ lệ thực thu đất hiếm, hàm lượng các tạp chất có hại đi cùng.

Chưa giải được bài toán tuyển quặng tối ưu nhất. Công nghệ tách tổng oxit đất hiếm, chúng ta chưa có nhà máy chế biến từ tinh quặng ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, hàm lượng tối thiểu từ 95%.

Về công nghệ phân chia và làm sạch, mặc dù đã có nghiên cứu từ rất sớm nhưng phần lớn mới triển khai trong phòng thí nghiệm, chưa có công nghệ nào áp dụng trong thực tế. Về công nghệ chế tạo kim loại đất hiếm đòi hỏi trình độ công nghệ rất cao làm ra các sản phẩm cho ngành xe điện, điện gió, công nghiệp quốc phòng. Công nghệ này chưa bắt đầu ở nước ta.

Để nghiên cứu khai thác đất hiếm, theo GS Nguyễn Quang Liêm, cần triển khai xây dựng các dự án và phòng thí nghiệm nâng cao năng lực nghiên cứu công nghệ khai thác, chế biến, đánh giá tác động môi trường, xử lý hoàn nguyên môi trường sau khai thác và chế biến sâu đất hiếm ở Việt Nam, ứng dụng trong những sản phẩm công nghiệp có giá trị cao. Thời gian để triển khai một dự án đất hiếm ở Việt Nam cần đến không dưới 10 năm.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/co-nen-khai-thac-dat-hiem-o-viet-nam-post658073.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/co-nen-khai-thac-dat-hiem-o-viet-nam-post658073.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Có nên khai thác đất hiếm ở Việt Nam?