Con cái là tấm gương phản ánh bản chất thật của cha mẹ.
Chỉ cần chú ý một chút, bạn sẽ thấy rằng con cái và cha mẹ không chỉ giống nhau về ngoại hình mà còn về cách cư xử. Con cái là tấm gương phản ánh bản chất thật của cha mẹ.
Một người kể: Làng tôi có một gia đình có hai cô con gái. Khi còn nhỏ họ chơi với tôi. Người mẹ rất thích can thiệp vào những mâu thuẫn nhỏ nhặt của con với bạn bè. Bà luôn đứng về phía con mình, bắt nạt những đứa trẻ khác. Gia đình bà cũng rơi vào tình trạng hỗn loạn. Hai cô con gái ngày càng giống mẹ.
Từ khi học cấp hai, không ai dám xúc phạm hai cô gái này. Bởi vì họ có thể dùng đủ mọi lời chửi rủa khó nghe nhất. Bây giờ, họ đã kết hôn. Cách đây một thời gian, tôi lại bắt gặp họ đang tranh cãi với ai đó và thái độ cũng giống hệt như mẹ mình. Giả sử hai đứa trẻ này không có một người mẹ như vậy. Tính cách hiện tại chắc chắn là cũng sẽ khác đi".
Làm cha mẹ thực sự là một điều rất quan trọng. Bởi vì nó liên quan đến sự phát triển của một sự sống. Nó khác với việc thi lấy chứng chỉ chuyên môn hay thi lấy bằng lái xe. Không có kỳ thi cần thiết để trở thành cha mẹ. Và điều này thực sự rất đáng sợ nếu họ đi chệch hướng.
Ảnh minh hoạ
Có 3 kiểu cha mẹ không đứa trẻ nào muốn có trong đời:
01. Cha mẹ không muốn "lớn lên" và tự cho mình là đúng
Nếu làm cha mẹ cũng cần phải có kỳ thi thì đó chắc chắn là một điều tốt. Bởi vì có quá nhiều người đã lên chức cha mẹ nhưng không chịu trưởng thành, họ làm bất cứ điều gì nghĩ mình nên làm. Họ cảm thấy chỉ cần nuôi con là được rồi, không cần phải suy nghĩ nhiều như vậy.
Trẻ em thời đại này cũng đã thay đổi. Phong cách nuôi dạy con đã thay đổi. Việc chú trọng tâm lý và phát triển cá nhân đã trở thành dấu ấn chung về sự trưởng thành của trẻ em trong thời đại này.
Việc bất đồng quan điểm là điều bình thường trong mỗi cuộc tranh luận. Tuy nhiên với nhiều bậc cha mẹ, hễ con bày tỏ quan điểm thì đều là hành vi "cãi láo". Bố mẹ luôn cho rằng mình có nhiều kinh nghiệm sống hơn con trẻ và luôn đúng trong mọi trường hợp. Ngay cả khi sai, bố mẹ cũng ngại ngần thừa nhận. Chính sự cố chấp này khiến con cái dần trở nên xa cách và không muốn tâm sự nhiều với bố mẹ. Bởi con cảm thấy ý kiến của mình không được lắng nghe và tiếp nhận.
Những người trưởng thành như vậy có ít cơ hội tự đứng lên bảo vệ mình hơn và họ có nhiều khả năng trở thành nạn nhân của những kẻ thao túng và không chung thủy. Họ cũng có thể sẽ có xu hướng làm theo yêu cầu của người khác mà không hề hỏi han hay có tinh thần tự chịu trách nhiệm. Đó là lý do tại sao việc dạy trẻ cách nói "không" và bày tỏ ý kiến của mình là điều cần thiết.
2. Những cha mẹ "nhầm lẫn" danh tính
Thực tế, khi trở thành cha mẹ, ít nhiều bạn sẽ đưa công việc của chính mình vào đó.
Ví dụ, với nhiều bà mẹ là giáo viên, họ sẽ vô thức mang thân phận giáo viên của mình về nhà.
Họ có yêu cầu cao hơn đối với con và cảm thấy chúng không thể thua kém hơn những đứa trẻ trong lớp. Vì thế họ sẽ so sánh con cái một cách vô thức. Trong một gia đình như vậy, áp lực đối với con cái sẽ càng lớn hơn. Một số trẻ cực đoan và dùng hành vi nổi loạn để chống lại sự kiểm soát của "giáo viên" này.
Ngoài ra còn có một số phụ huynh là lãnh đạo bên ngoài. Về đến nhà, họ vẫn trông như một người bề trên, cảm thấy không ai có thể vượt quá quyền hạn của mình. Vì thế con cái không dám nói gì. Trong một gia đình như vậy, trẻ em dễ gặp rắc rối bởi vì chúng sẽ ra ngoài và tìm lại những gì ở nhà không được thừa nhận. Hoặc trẻ cũng chỉ tay vào người khác và tỏ ra kiêu ngạo.
Vì vậy, với tư cách là cha mẹ, bạn không được để nhầm lẫn danh tính. Ở nhà, bạn là cha mẹ của con mình chứ không phải ai khác. Việc chuyển đổi và nắm bắt được vai trò này sẽ thực sự ảnh hưởng đến bầu không khí của một mái nhà.
3. Cha mẹ chỉ có trách nhiệm sinh con mà bỏ bê việc nuôi dạy con
Nhiều bậc cha mẹ cho rằng làm thêm giờ, chăm chỉ kiếm tiền mới là tình yêu thương tốt nhất dành cho con cái. Nhưng đối với trẻ, việc cha mẹ dành thêm một giờ cho chúng sẽ hạnh phúc hơn nhiều so với việc mua thêm một món đồ chơi.
Nghiên cứu khoa học cho thấy trong giai đoạn trưởng thành, những đứa trẻ được cha mẹ đồng hành thông minh hơn, có tính cách lạc quan, tích cực và có nhiều khả năng thành công hơn. Vì vậy, các bậc cha mẹ hãy học cách gác lại công việc trước mắt và dành nhiều thời gian hơn cho con cái, để chúng có một tuổi thơ hạnh phúc.
Thế giới của trẻ em luôn đầy rẫy những tò mò, chúng có thể hỏi bạn vô số câu hỏi tại sao: "Mẹ ơi, tại sao bầu trời xanh và cỏ xanh? Bố ơi, tại sao chim bay được còn con thì không? Mẹ ơi, tại sao con sói to lớn xấu xa trên TV lại ăn thịt cừu?". Lúc này, cha mẹ không được nóng nảy, trả lời qua loa hoặc la mắng con.
Có nhiều câu hỏi chứng tỏ trẻ rất ham học hỏi. Nếu cha mẹ không quan tâm và trả lời thiếu nghiêm túc, trẻ sẽ dần mất hứng thú học tập, rất bất lợi cho sự phát triển về sau.