Gia đình Sidis đều là những người sở hữu học vấn rất cao trong xã hội. Vì vậy, Sidis được dạy dỗ từ rất sớm. Bố mẹ ông có niềm tin vào chế độ nuôi dưỡng thiên tài theo kiểu gượng ép. Và thế là Sidis được nhồi nhét rất nhiều kiến thức từ thuở lọt lòng.
Bạn mơ ước gì về con bạn trong tương lai, tôi chỉ mong chúng khỏe mạnh và hạnh phúc về tuổi thơ của mình
Mới 4 tháng tuổi, ông đã được dạy đánh vần. Lên 8 tuổi, ông tự học được 8 thứ ngôn ngữ bao gồm tiếng Latin, tiếng Hy Lạp, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Do Thái, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Armenia. Ông đã có thể dễ dàng hoàn thành bài thi đầu vào của trường đại học danh tiếng nước Mỹ, Havard. Năm 11 tuổi, ông chính thức theo học ở trường đại học này và trở thành người trẻ tuổi nhất từng theo học tại Havard.
Do bị ép học quá nhiều nên ông rất "dị biệt" và chính sự dị biệt về lối sống và cách suy nghĩ đã khiến ông không thể hòa nhập được với cuộc sống. Không bạn bè, người yêu, cuộc sống luôn bị gia đình áp đặt, William trở nên cô độc.
Tháng 7/1944, William bị đột quỵ tại ngôi nhà nhỏ thuê ở Boston. Ông vĩnh viễn không bao giờ tỉnh lại. Thần đồng ngày nào, người sở hữu IQ cao nhất thế giới tạ thế ở tuổi 46. Cuộc đời buồn thảm của ông là bài học đau xót về việc ép con học quá nhiều và cách nuôi dạy thiếu tình cảm của bố mẹ ông.
Tôi nhớ lại khi con trai mới được vài tháng tuổi, tôi và chồng từng nói sẽ không bao giờ ép con học. Chúng tôi sẽ tạo nên tuổi thơ thật hoàn hảo cho thằng bé, bởi con chỉ cần khỏe mạnh và vui vẻ, đó mới là điều quý giá nhất đối với bố mẹ.
Ngày xưa tôi đâu có học nhiều đến thế, 4 tuổi mới đi mẫu giáo. Học cấp 1 rồi mà buổi tối vẫn trốn đến nhà hàng xóm xem nhờ tivi, hay túm năm tụm ba với bọn trẻ con gần nhà chơi bán hàng, đóng giả làm công chúa. Mỗi buổi trưa hè tôi cũng không bao giờ ngủ, chỉ trực chờ người lớn không để ý là trốn đi chơi.
Ôi ngày đó sao vui đến vậy, còn bây giờ con trai tôi chưa bao giờ được tận hưởng không khí đó. Chúng giải lao bằng cách xem tivi, điện thoại, thỉnh thoảng cuối tuần bố mẹ rảnh thì cho về quê thăm ông bà hoặc ra công viên chơi một vòng... Bất cứ lúc nào con đi đâu hay làm gì đều có bố mẹ kèm cặp bởi với tôi an toàn là trên hết, nhưng cũng vô tình khiến con trai tôi co rúm lại, không dám một mình đối diện với thế giới.
Có lẽ tôi đã sai, cách giáo dục của tôi đã sai thật rồi. Tôi nghĩ mình là bà mẹ hiện đại và tâm lý, nhưng sau cùng tôi cũng đang bị "tẩy não" bởi chuyện thành tích và xu hướng học "chạy", học nhanh, học gấp gáp của xã hội.
Giáo dục làm cho người học thấy được cái hay cái đẹp của tri thức. Tôi tin không có đứa trẻ dốt mọi thứ, chỉ có phương pháp chưa phù hợp mà thôi. Tôi sẽ phải thay đổi, để con trai không trở thành những đứa trẻ mà tôi đang nhìn qua màn hình điện thoại.